Sự tiến hóa của truyền dẫn số

Một phần của tài liệu Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL - Nghiêm Xuân Anh docx (Trang 29 - 32)

2 Cơ sở của DSL

2.10 Sự tiến hóa của truyền dẫn số

Cơng nghệ số được áp dụng vào các tuyến trung kế giữa các tổng đài vào đầu những năm 1960 nhằm giải quyết vấn đề nhiễu khoảng cách lớn do sự tích lũy nhiễu cố hữu của truyền dẫn tương tự. Mỗi bộ lặp tương tự trong một đường trung kế ở khoảng cách lớn khuếch đại cả tín hiệu và nhiễu. Mặc dù thiết kế bộ khuếch đại tiên tiến nhất nhưng một lượng nhiễu bổ sung được tạo ra bởi mỗi bộ lặp. Truyền dẫn số loại trừ được tích lũy nhiễu do tín hiệu số được tái tạo chính xác tại mỗi bộ lặp. Truyền dẫn sử dụng lặp số cho phép có được đường truyền hồn hảo bất chấp khoảng cách.

Các tổng đài điện thoại được nối với nhau thông qua các đường trung kế, mỗi đường mang rất nhiều mạch thoại. Trong phần lớn các trường hợp, một kiến trúc mạng phân cấp kết nối tổng đài nội hạt với một tổng đài trung chuyển hay tổng đài đường dài liên tỉnh. Vào năm 1970, phần lớn các đường trung kế tương tự đã được thay thế bằng các đường trung kế số T1, mỗi đường mang 24 mạch thoại. Kết quả là các tổng đài nội hạt và liên tỉnh được bao bọc bởi những đường trung kế số. Nhưng việc chuyển đổi từ số sang tương tự ở phía tổng đài tương tự khơng thể đáp ứng được nên các hệ thống chuyển mạch đã nhanh chóng chuyển sang chuyển mạch số.

Vào năm 1985 ISDN đã mở rộng miền hoạt động số tới khách hàng. Lần đầu tiên dịch vụ số điểm nối điểm đã có mặt với một số lượng lớn. ISDN cung cấp cho khách hàng cả dịch vụ số chuyển mạch gói và chuyển mạch mạch. Trước đó, các đường dịch vụ dữ liệu số (DDS) hoạt động ở tốc độ trong khoảng 9,6 tới 64 kb/s đã cung cấp tới dịch vụ dữ liệu chuyển mạch gói. Dịch vụ DDS đã rất bị hạn chế do giá thành cao và chỉ khả dụng trong một số ít vùng được lựa chọn. ISDN là mạng chuyển mạch mạch cơ sở, với chuyển mạch gói chỉ phù hợp cho lưu lượng gói băng hẹp.

20 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ CỦA DSL

cao được hình dung làm kết nối tới tất cả các khách hàng thông qua những tuyến sợi quang trực tiếp. HDSL và ADSL đã mở cánh cửa thế giới dịch vụ dữ liệu băng rộng cho một thị trường rộng lớn.

Chương 3

Các loại DSL

Khi năng lực xử lý của các bộ xử lý tín hiệu tăng thì tốc độ DSL cũng tăng lên. Công nghệ DSL đã bắt đầu với ISDN (BRI) tốc dộ cơ bản 144 kb/s và đã tiến hóa lên HDSL tốc độ 1,5 và 2 Mbit/s, ADSL 7 Mb/s và ngày nay là VDSL tốc độ 52 Mb/s.

3.1 Độ dự trữ thiết kế DSL

DSL được thiết kế với độ dự trữ SNR 6 dB. Điều này có nghĩa rằng DSL sẽ cung cấp tỷ lệ lỗi bit10−7 khi cơng suất tín hiệu xun âm là 6 dB lớn hơn mơ hình xun âm được định nghĩa là "trường hợp xấu nhất". Trong nhiều trường hợp, mơ hình xun âm xấu nhất là một nhóm binder 50 đơi được nối tới 49 máy phát xuyên âm đầu gần. Với nhiễu trắng thuần túy, một lượng dự trữ 6 dB cho SNR sẽ dẫn tới một tỷ số lỗi bít 10−24. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiễu thường khơng phải là nhiễu trắng. Do đó đối với các điều kiện tiêu biểu thì độ dự trữ 6 dB tạo ra sự bảo đảm chắc chắn rằng DSL sẽ luôn hoạt động ở mức BER lớn hơn10−9 và rằng DSL sẽ cung cấp dịch vụ tin cậy ngay cả khi mơi trường truyền dẫn tồi hơn bình thường.

Giá trị 6 dB xuất phát trong quá trình làm việc trên các tiêu chuẩn ISDN tốc độ cơ bản ANSI trong T1D1.3 (trước T1E1.4) với sự đóng góp từ Richard McDonald của Bellcore năm 1985. Như được mô tả trong T1E1.4/95-133, độ dự trữ 6 dB vẫn là một giá trị thích hợp. Độ dự trữ thiết kế tính tốn cho những biến đổi của cáp (tuổi thọ, các mối nối, cáp ướt), nhiễu phát sinh trong CO và các dây đi trong tòa nhà của khách hàng, các nguồn nhiễu khác, các thiết kế bộ thu phát khơng hồn hảo, và lỗi trong quá trình sản xuất. Độ dự trữ thiết kế là một sự dung hòa giữa việc đảm bảo hoạt động tin cậy trong mọi trường hợp và cho phép sử dụng công nghệ này trên các mạch vịng dài nhất có thể.

Các phương pháp truyền dẫn phức tạp và tinh vi hơn có thể đạt được hiệu quả cao hơn nhưng sự cần thiết về độ dự trữ thiết kế vẫn không đổi. Tuy nhiên các hệ thống đo độ dự trữ lúc ban đầu có thể cung cấp cho người lắp đặt một chỉ số tức thì xem liệu mạch vịng có đủ độ dự trữ cần thiết khơng. Người lắp đặt khi đó có thể có những hành động hợp lý chẳng hạn tìm một đơi dây tốt hơn hay loại bỏ các mạch cầu mắc rẽ. Có ý kiến cho rằng các hệ thống cung cấp chỉ thị thời gian thực về độ dự trữ có thể được sử dụng hợp lý với mức ngưỡng dự trữ là 5 dB. Tuy nhiên giảm độ dự trữ thiết kế đi một hoặc 2 decibel thể hiện khả năng mở rộng số lượng vòng

Một phần của tài liệu Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL - Nghiêm Xuân Anh docx (Trang 29 - 32)