4 Truyền dẫn đôi dây xoắn
4.6.2 Mô hình FEXT
Mô hình FEXT song song với mô hình NEXT. Phương trình tương đương của 4.6 bây giờ là
F(f, d) =
Z d
0
X21(f).2πjf.Vp2(f).T2(f, x).T1(f, d−x).dx (4.13) ở đâyT1 giờ là hàm của độ dài đường truyền từ điểm ghép tới máy thu đầu xa, trong khi đó T2
là từ máy phát tới điểm ghép. Một lần nữa bằng cách giả thiết hai đường được kết cuối bằng trở kháng đặc tính và cũng có cùng đặc trưng RLCG, bình phương biên độ của tín hiệu FEXT khi đó là |F(f, d)|2 = (4π2f2).|X21|2.|Vp2(f)|2. Z d 0 e−2αddx= (4π2f2).|X21(f)|2.|Vp2(f)|2.d.e−2αd (4.14) Vì vậy FEXT tăng theo bình phương của tần số của tín hiệu phát. Thông thường hệ số mũ ở cuối phương trình 4.14 được nhận biết như hàm truyền đạt công suất của một đường truyền đơn và do đó biểu thức|T(f, d)|2 thay thế hệ số đó [Mặc dù điều này giả thiết cả hai đường là đồng nhất và tuân theo cùng một công thức-tổng quát hơn, ta nên thay hệ số này bằng công thức tích phân phức tạp hơn trong Phương trình 4.13]. Hơn thế nữa, hàm ghép |X21(f)|2 sẽ một lần nữa biến đổi mạnh theo tần số, độ lớn có thể dao động trong khoảng từ 10 đến 20 dB (hoặc thậm chí cao hơn nữa ở các tần số cao hơn). Tuy nhiên, khi ta giả thiết chỉ có một vài nguồn gây xuyên âm, tính gần đúng trong 4.16 một lần nữa lại được sử dụng. Hệ sốς không còn bị chia, vì vậy trong trường hợp này, mô hình FEXT được chấp nhận bởi ANSI là
Sf(f) = kf ext.f2.d.|H(f, d)|2.S2(f) (4.15) trong đó d là độ dài tính bằng feet. |T(f, d)|2 là hàm truyền đạt từ đầu vào đường truyền (suy hao xen) cho đô dài đường truyền đang được khảo sát, S2(f)một lần nữa là mật độ phổ công suất đưa vào đường truyền (và không phải là tại nguồn) và cuối cùng
kf ext = N 49 6 .9×10−20 (4.16)
Một lần nữa, Bellcore phê chuẩn giá trị này tương ứng 1%giá trị trường hợp xấu nhất ở tần số lên tới 30 MHz.