ISDN tốc độ cơ bản phạm vi mở rộng

Một phần của tài liệu Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL - Nghiêm Xuân Anh docx (Trang 34 - 35)

3 Các loại DSL

3.3 ISDN tốc độ cơ bản

3.3.4 ISDN tốc độ cơ bản phạm vi mở rộng

Các mạch vịng nằm ngồi tầm với BRI trực tiếp 5,5 km (18 kfit) từ CO có thể được phục vụ bằng một trong các phương pháp: BRITE, bộ lặp trung gian và BRI phạm vi mở rộng.

BRITE

Mở rộng truyền dẫn ISDN tốc độ cơ bản (BRITE) (xem Hình ) sử dụng các ngân hàng kênh số (ví dụ các bộ ghép loại D4 và D5, thực hiện ghép phân thời gian 24 kênh DS0 vào một đường 1,544 Mb/s) và các mạch vòng số (DLC) làm phương tiện mở rộng dịch vụ ISDN tới những vùng được phục vụ bởi các ngân hàng kênh này. Các đơn vị kênh ISDN đặc biệt sử dụng 3 DS0 trong ngân hàng kênh để truyền BRI. Nhờ các đơn vị kênh bổ sung này, cấu hình BRITE có giá thành khá cao trên một đường. Tuy nhiên, khi sử dụng SLC có từ trước hay các thiết bị ngân hàng kênh, chi phí khởi đầu thấp của BRITE là lý tưởng để phục vụ một số lượng rất nhỏ các đường thuê bao ở các vùng xa xôi.

Bộ lặp trung gian

Tầm với của vịng gần như được gấp đơi bằng cách đặt ở giữa vịng một bơ lặp như Hình. Do bộ lặp là một cặp đầu cuối mạng NT và đầu cuối đường dây LT quay lưng vào nhau nên mạch vòng được phân chia thành một cặp DSL chuyển tiếp. Mỗi trong số hai mạch vịng này có thể có tổn thất tới 42 dB tại 40 kHz, tương ứng với tầm với tổng cộng khoảng 30 kft (2 ×15). Các

bộ lặp điển hình được đặt trong một hộp thiết bị lặp nằm ở miệng cống hoặc được gắn lên một cột. Do miệng cống với khơng gian khả dụng có thể khơng nằm ở chính xác giữa mạch vịng nên bộ lặp thường được đặt ở một nơi nào đó gần giữa. Kết quả là tầm với của mạch vịng có thể đạt được có thể nhỏ hơn hai lần tầm với khơng lặp một chút. Các cuộn dây phải được loại trừ khỏi mạch vịng đối với các hoạt động của BRI có hoặc khơng có các bộ lặp.

Các bộ lặp giữa chặng điển hình được cấp nguồn điện áp 1 chiều (thường là -130 VDC) ở Mỹ, cấp từ một mạch cấp nguồn CO. Đối với tầm với dài hơn, một bộ lặp thứ hai có thể được sử dụng. Cấu hình hai bộ lặp hiếm khi được sử dụng do việc phức tạp trong quản lý và cấp nguồn. Giá thành của một đường dây có lặp chủ yếu là chi phí cho nhân lực thiết kế mạch vịng, hộp thiết bị, và lắp đặt các hộp thiết bị (kể cả việc hàn cáp). Giá thành các thành phần điện tử của bộ lặp tương đối nhỏ so với các chi phí kể trên.

3.3. ISDN TỐC ĐỘ CƠ BẢN 25

Cấu hình có lặp và cấu hình BRITE có độ trễ truyền tín hiệu gấp đơi (2,5 ms một hướng) độ trễ của cấu hình DSL trực tiếp (1,25 ms)

BRI phạm vi mở rộng

Các kỹ thuật truyền dẫn đã cải tiến kể từ sự phát minh tiêu chuẩn BRI (ANSI T1.601). Các kỹ thuật, chẳng hạn mã hóa mắt lưới trellis cho phép tốc độ 160 kb/s được truyền qua các mạch vòng dài tới 8,5 km (28 kft) mà khơng cần các bộ lặp giữa chặng. Để tương thích trở lại, các hệ thống BRI mở rộng đưa ra giao tiếp ANSI T1.601 tiêu chuẩn cho LT ở tổng đài CO và cho NT của khách hàng. Xem Hình 3.1. Bình thường, một khối chuyển đổi được đặt trong một giá thiết bị tổng hợp trong CO, và một bộ chuyển đổi khác được đặt trong một hộp kín đặt bên ngồi tịa nhà khách hàng. Tuy nhiên, việc đặt bộ chuyển đổi xa ở giữa chặng có thể mở rộng tầm với của vòng xa hơn nữa. Kết quả là tầm với tổng cộng đạt xấp xỉ 43 kft (15 + 28) có thể đạt được. Hơn thế nữa, bộ chuyển đổi phía mạng có thể được đặt ở xa miễn là có sẵn nguồn cấp tại nơi này.

Hình 3.1: Cấu hình ISDN phạm vi mở rộng

Một phần của tài liệu Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL - Nghiêm Xuân Anh docx (Trang 34 - 35)