2 Cơ sở của DSL
2.8 Các yếu tố thúc đẩy và cản trở triển khai DSL
Nhiễu NEXT được xem bởi máy thu nằm và máy phát (nguồn gây nghiễu) nằm tại cùng một đầu của cáp.
Các hệ thống truyền dẫn có thể tránh được NEXT bằng cách sử dụng các băng tần khác nhau cho truyền hướng lên và hướng xuống. Các hệ thống FDM tránh được NEXT khỏi các hệ thống tương tự (cũng được gọi là tự xuyên âm đầu gần). Các hệ thống FDM vẫn phải đương đầu với NEXT từ các loại hệ thống khác truyền trong cùng một băng tần và một hiện tượng khác được gọi là FEXT.
Xuyên âm đầu xa (FEXT) là nhiễu được phát hiện bởi máy thu nằm ở đầu xa của cáp khỏi máy phát gây nhiễu. FEXT ít nghiêm trọng hơn NEXT do nhiễu FEXT bị suy hao khi đi ngang qua cả độ dài của cáp.
Một ưu điểm chính của truyền sợi quang là khơng có bất kỳ xuyên âm nào.
2.8 Các yếu tố thúc đẩy và cản trở triển khai DSL
Vào năm 1970, thế giới thông tin bao gồm thông tin theo xu hướng thoại và ký tự tới các máy tính cỡ lớn. Thoại lúc đó là "chúa tể" và có rất ít nhu cầu cho DSL. Sau đó hàng triệu máy tính cá nhân, các ứng dụng đa phương tiện (âm thanh, ảnh tĩnh và video) và cuối cùng là internet ra đời. Vào đầu những năm 1980, số lượng máy tính (gồm các bộ vi xử lý trong ơ tô, các đồ điện
18 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ CỦA DSL
gia dụng) đã vượt quá dân số loài người và vào giữa những năm 1990 số phút sử dụng cho các ứng dụng số (kể cả fax) trong mạng công cộng đã vượt quá điện thoại. Mặc dù truy cập internet ngày nay là một ứng dụng lớn của DSL nhưng việc triển khai DSL đã bắt đầu rất lâu trước khi Internet trở câu nói cửa miệng. Truyền tín hiệu thoại vẫn giữ vai trị quan trọng, thậm chí đối với DSL. Ví dụ, HDSL được sử dụng cho các tuyến trung kế thoại tới các tổng đài PBX và các vị trí tế bào điện thoại không dây.
Sự ra đời của các bộ xử lý tín hiệu số (DSP) với khả năng xử lý cao, giá thành thấp đã cho phép việc sử dụng các thuật toán mà đã từng chỉ dành cho các ứng dụng khơng gian và quốc phịng. Sự đột phá của DSP cũng cho phép việc mã hóa/giải mã video mầu hồn toàn chuyển động với các tốc độ DSL sử dụng các thuật toán chuẩn (MPEG1, MPEG2, JPEG và H.261). Hội nghị truyền hình chất lượng cao được hỗ trợ với tốc độ 384 kb/s, video giải trí có thể lên tới 1,5 Mb/s và truyền hình độ phân giải cao 20 Mb/s. Vào năm 1985, truyền video chất lượng cao qua phần lớn các đường điện thoại được cho là điểu khơng tưởng; tuy nhiên ngày nay nó đã trở thành hiện thực và rất phổ biến.
Công nghệ DSL chúng ta cho là tuyệt vời ngày nay đã gần như bị ngăn cản trong việc triển khai bởi hai trở ngại chính: cơn sốt sợi quang và độ không chắc chắn về thể chế. Trong những năm 1980 nhiều nhà hoạch định chính sách viễn thơng hàng đầu tin tưởng rằng các đường điện thoại đồng sẽ sớm bị thay thế bởi các đường sợi quang trực tiếp tới mọi khách hàng. Hai kiểu tranh luận về cơn sốt sợi quang là (1) truyền tải trên cơ sở sợi quang sẽ sớm trở nên quá rẻ đến mức việc truyền cáp đồng sẽ bị loại bỏ, và (2) Công nghệ DSL sẽ kéo dài việc sử dụng cáp đồng và bằng cách ấy làm trễ việc triển khai sống còn về mặt chiến lược của sợi quang. Khi cuộc tranh luận diễn ra gay cấn thì đã làm sáng tỏ một điều rằng sợi quang dẫn tới các hộ gia đình vẫn tốn kém hơn và rằng các công ty điện thoại không thể bắt khách hàng của họ đợi vài năm cho tới khi sợi quang có thể lắp tới nhà họ. Các cơng ty điện thoại tập trung triển khai sợi quang tới những nơi mà về mặt kinh tế có thể thực hiện được như: tới các khu thương mại chính và tới những bộ ghép kênh ở xa (mạch vòng số) phục vụ hàng trăm khách hàng. Khi được hỏi liệu DSL có phải là một cơng nghệ q độ khơng thì Ray Smith (CEO, Bell Atlantic) đã trả lời rằng "ADSL là một công nghệ quá độ cho 40 năm tiếp theo".
Mối đe dọa thứ hai tới việc triển khai DSL là sự không chắc chắn về việc ai sẽ sở hữu bộ thu phát DSL ở phía khách hàng. Các cơng ty điện thoại cảm thấy rằng bộ thu phát ở phía khách hàng nên thuộc về mạng để đảm bảo chất lượng tốt, đơn giản hóa những tình huống phiền hà và để dễ dàng năng cấp lên các công nghệ tương lai. Các nhà hoạch định chính sách lại cho rằng bộ thu phát ở phía khách hàng được nên thuộc sở hữu bởi khách hàng cho phép khách hàng tự do lựa chọn trong số nhiều nhà cung cấp thiết bị cạnh tranh. Sự phát triển hệ thống chậm do các kỹ sư thiết bị khơng biết các đặc tính được u cầu, nhà cung cấp thiết bị không biết kênh bán hàng nào cần khai thác, và các kỹ sư của công ty điện thoại không biết ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị.
Sự thành công của một dịch vụ (và cơng nghệ hỗ trợ nó) phụ thuộc rất lớn vào giá thành của nó và mối quan hệ của nó với các phương án thay thế sẵn có. Giá cả dịch vụ về phần mình lại phụ thuộc rất nhiều vào giá thành của thiết bị và chi phí nhân cơng vận hành. Chi phí vận hành và thiết bị được giảm đi khi số khách hàng tăng lên. Dịch vụ giá thấp đạt được bằng cách thiết lập một dịch vụ thu hút một lượng lớn khách hàng và giảm tối đa chi phí cho cơ sở hạ tầng bổ sung thơng qua việc sử dụng các phương tiện sẵn có. Đối với DSL, mạch thu phát bổ sung thực hiện mở rộng tầm với của vòng hoặc cho phép những ứng dụng bổ sung dẫn tới có thể cho phép