Ghép kênh phân chia tần số

Một phần của tài liệu Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL - Nghiêm Xuân Anh docx (Trang 77 - 80)

6 Các phương pháp truyền song công

6.4 Ghép kênh phân chia tần số

6.4 Ghép kênh phân chia tần số

Ghép kênh phân chia tần số (FDM) phát các hướng khác nhau trên các băng tần khơng chồng lấn, như Hình 6.3. FDM vẫn chưa được sử dụng nhiều trong thực tế chủ yếu do biến đổi suy hao đường truyền tạo ra độ không chắc chắn về lượng băng tần cần được phân bổ cho hai hướng truyền. FDM, giống như TDM tránh được NEXT nếu tất cả đường truyền sử dụng cùng một băng tần. Một sự lựa chọn FDM (tương thích với khử tiếng vọng) cho ADSL cho phép đặt trước 138 kHz đầu tiên cho truyền luồng lên và phù hợp với tiêu chuẩn T1.413. Lựa chọn này phần lớn được sử dụng ở Mỹ. Tuy nhiên hiệu suất được thỏa hiệp trong cấu hình này và băng tần luồng lên bị giới hạn đối với các tốc độ dữ liệu dưới tốc độ mong muốn đối với một số dịch vụ (truy cập internet). Một số tiêu chuẩn ADSL mới từ ITU được biết tới như "g.dmt", "g.922.1", "g.lite" và "g.922.1", thực tế có 3 phụ lục, mỗi phụ lục cho phép FDM, khử tiếng vọng, hay TDM trong các modem ADSL này

Chương 7

Các phương thức truyền dẫn số cơ bản

7.1 Điều chế và giải điều chế cơ bản

Tất cả các kênh truyền về cơ bản là tương tự và vì vậy có thể biểu thị nhiều hiệu ứng truyền dẫn. Đặc biệt, các đường điện thoại là tương tự và vì vậy các DSL sử dụng một số dạng điều chế. Mục đích cơ bản của điều chế là nhằm biến đổi một luồng bit đầu vào DSL thành các tín hiệu tương tự phù hợp với đường truyền.

Hình 7.1:Máy phát của hệ thống truyền dẫn số

Hình 7.1 mơ tả máy phát của một hệ thống truyền dẫn số. Máy phát biến đổi mỗi nhóm b

bit liên tiếp từ một luồng bit số thành một trong số2b biểu tượng dữ liệu,xm qua phép ánh xạ một-vào-một được gọi là bộ mã hóa. Mỗi nhómbbit hình thành một bản tinm, vớiM = 2b thì các giá trị có thể củam=0,...,M-1. Các biểu tượng dữ liệu xm là các vector N chiều (có thể là phức), và tập M vector hình thành một chùm tín hiệu (signal constellation). Điều chếlà một quá trình biến đổi mỗi vector biểu tượng dữ liệu thành một tín hiệu tương tự liên tục về thời gian

xm(t)m=0,...,M−1 đại diện cho bản tin tương ứng với mỗi nhómbbit liên tiếp. Bản tin có thể thay đổi theo hệ thống truyền dẫn số được sử dụng và do đó chỉ số bản tin m và biểu tượng tương ứngxm được xem là ngẫu nhiên, nhận một trong M giá trị có thể mỗi khi bản tin được truyền đi. Chương này giả thiết rằng mỗi bản tin có xác suất xuất hiện là như nhau và bằng 1/M. Bộ mã hóa có thể làtuần tự, trong trường hợp đó việc bố trí từ các bản tin vào các biểu tượng dữ liệu

Một phần của tài liệu Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL - Nghiêm Xuân Anh docx (Trang 77 - 80)