Một số mô hình tri nhận không gian vật lý đặc thù của thành phố Huế qua

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 75 - 83)

Huế qua việc sử dụng từ chỉ hướng

Địa hình Thừa Thiên - Huế rất phức tạp. Toàn bộ lãnh thổ kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam, cả những dãy núi và vùng đồng bằng đều chạy song song với đường bờ biển và thấp dần từ Tây sang Đông. Có thể chia lãnh thổ Tỉnh theo phương từ Tây sang Đông thành 4 vùng: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên những đặc điểm không gian định hình trong nhận thức của cư dân ở đây. Ở thành phố Huế, nổi tiếng nhất là sông Hương và một hệ thống sông đào phong phú. Thành phố Huế còn có không gian của kinh thành tạo nên bản đồ tri nhận về không gian vật lý.

Vị trí trung tâm của dòng sông Hương chia thành phố ra làm hai miền Nam /Bắc qui định sự lựa chọn các từ qua / về, di chuyển trên sông thường dùng xuôi/ ngược

Đò từ Đông Ba đò qua đập đá Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình

Lờ đờ bóng ngã trăng chênh

Nghe câu mái đẩy chạnh tình nước non (Hò Huế) Thuyền về Đại Lược duyên ngược Kim Long

Đến đây là chỗ rẽ của lòng

Gặp nhau còn biết trên sông bến nào ( Hò Huế)

- Trục thẳng góc mà kinh thành tạo ra với dòng sông Huơng tạo nên một cách lựa chọn từ vô/ ra, xuống, qua (dùng cho cả hai chiều)

- Đối với việc di chuyển trên con đường có vị trí nằm song song với dòng sông Hương thì các nhân chứng đều lựa chọn thống nhất cặp từ lên cho hướng di chuyển ngược dòng nước chảy, và về hoặc xuống cho hướng ngược lại. Ví dụ từ Đập đá lên ga Huế, từ chợ Đông Ba lên Kim Long . Hơn thế nữa ở đây sự sắp xếp vị trí đầu và cuối đường hoàn toàn phù hợp với chiều chảy của dòng sông nên cách lựa chọn này hoàn toàn thống nhất. Ví dụ từ Chợ Dinh lên cầu Gia Hội, lên chợ Đông Ba, lên cầu Tràng Tiền; từ Kim Long

về/xuống cầu Bạch Hổ, về/xuống cửa Thượng Tứ, từ Vĩ Dạ lên Đập Đá từ

Đập Đá lên bệnh viện Trung Ương, lên trường Quốc Học v.v

- Đối với việc di chuyển ở con đường có vị trí thẳng góc với sông Hương sự lựa chọn có nhiều kiểu khác nhau thể hiện những cách tri nhận không gian khác nhau. Các cặp từ chỉ hướng được dùng là qua, xuống, về trong đó từ qua được dùng với tỉ lệ cao (58%), xuống và về được dùng với tỉ lệ thấp hơn (10-11%) ví dụ từ Đập Đá qua chợ Cống, từ vô được dùng trong trường hợp sự di chuyển rời xa dòng sông, ví dụ từ đường Chi lăng vô đường

Hồ Xuân Hương, vô đường Nguyễn Chí Thanh (đường Chi lăng gần vị trí của sông Hương).

- Huớng di chuyển từ bên này qua bên kia hai bờ sông Huơng cũng được dùng thống nhất cặp từ qua/về. Từ bờ Bắc sông Hương có thể dùng qua để nói đến bất cứ một vị trí nào bên bờ Nam: Từ chợ Đông Ba qua Đập Đá, qua chợ Cống, qua An Cựu, qua Cung An Định, qua An Lăng. Hoặc từ Đập

Đá qua chợ Đông Ba qua Thành Nội, qua Tây Lộc. Trong khi một người di chuyển ở bờ Bắc sẽ nói vô Tây Lộc, vô Thành Nội. Một người di chuyển ở bờ Nam thường nói về An Cựu, lên Nam Giao, lên / xuống cung An Định, lên nhà thờ Phủ Cam v.v

- Hướng di chuyển theo trục đường quốc lộ có cách dùng thống nhất từ

Quảng Trị, và vô theo hướng từ Bắc vào Nam; ví dụ từ Quảng Trị vô Mỹ chánh, vô Phong Điền vô Quảng Điền vô An Hòa vô Huế, những từ khác được dùng với tỉ lệ không đáng kể.

- Hướng di chuyển phía Nam sự lựa chọn phức tạp hơn: có thể dùng về,

vô hoặc xuống. Từ Huế về/xuống sân bay Phú Bài về/xuống Truồi, về/xuống

Cầu Hai, về/xuống Lăng Cô (62%) hoặc vô Lăng Cô(16%). Nhưng nếu vượt ranh giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đà Nẵng thì chỉ dùng

vô (vào) / và ra ; ví dụ từ Huế vô Đà Nẵng, từ Lăng Cô vô Đà Nẵng: Từ Đà

Nẵng ra Lăng Cô ra Cầu Hai; từ Đà Nẵng ra Huế nhưng từ Cầu Hai, Lăng Cô lên Huế (62%), ra Huế (15%), hoặc về Huế (9%)

- Có những vị trí luôn được xác định thống nhất như vị trí cao của vùng núi, vùng đồi; vị trí thấp của vùng biển để luôn có cách định hướng lên núi,

xuống biển hoặc về biển. Tuy nhiên trong thực tế sử dụng, có những vùng

bao hàm cả hai loại không gian, chính vì vậy trong cách lựa chọn từ chỉ hướng cũng có nhiều khả năng. Ví dụ người dân Huế nói từ Huế ra Văn Xá

(78%) vì Văn Xá nằm trên trục quốc lộ Bắc Nam nhưng vì Văn Xá cũng là địa bàn gần núi nên cũng có cách lựa chọn lên Văn Xá (3%). Như trong bài về Thất Thủ kinh đô, vua Hàm Nghi trên đường bôn tẩu đã nói:

Ấu quan lòng dạ tái tê Bao giờ lại được trở về thành đô

Vừa đi ngài phán quan Hồ Khi lên Văn Xá ghé qua ngoại từ

Cơ chi nước trị nhà yên Thường năm cúng tế tổ tiên lâu dài.

Nếu địa điểm di chuyển đến bao hàm hai loại không gian như băng qua dòng sông và đi vào trong khuôn viên bao kín của Thành Nội thì các

của không gian. Ví dụ: từ Đập Đá có thể chọn qua Tây Lộc (39%) và vô Tây

Lộc (49%); hoặc không gian băng qua dòng sông và đi theo quốc lộ 1 (trước

đây) có thể chọn qua hoặc về, từ chợ Đông Ba qua chợ An Cựu (67%) hoặc

về chợ An Cựu (22%).

- Đối với hướng di chuyển theo những tuyến đường vào trong Thành Nội, đặc biệt là sự di chuyển từ các cửa của Kinh thành, cách lựa chọn từ chỉ hướng phức tạp hơn, có thể cùng lúc xuất hiện nhiều từ chỉ hướng với tỉ lệ lựa chọn gần tương đương. Có thể thấy cách chọn từ chỉ hướng ở kiểu không gian này thiếu tập trung, tỉ lệ cao nhất cũng chỉ 68% (ra). Chúng tôi đã tiến hành điều tra sự di chuyển này với những kết quả thu được như sau: Về câu hỏi di chuyển từ cửa này đến cửa khác trong nội thành thì cách dùng từ cửa Đông

Ba qua cửa Thượng Tứ (30%), vô của Thượng Tứ (32%), ra của Thượng Tứ (20%). Từ cửa Đông Ba ra cửa An Hòa (68%), qua cửa An Hòa (13%), hoặc từ cửa Đông Ba ra cửa Hữu (43%), qua cửa Hữu (14%), cũng có một số người chọn vô cửa Hữu (12%). Đặc biệt những cửa nằm phía sau kinh thành như cửa An Hòa, cửa Hậu, thường dùng từ vô, hoặc qua. Việc di chuyển bên trong nội thành thường được định hướng bằng cặp từ vô / ra hoặc qua /về tùy theo vị trí gần hoặc xa Tử Cấm Thành. Ví dụ từ ngả tư Anh Danh vô khu Xã

Tắc (48%), qua khu Xã Tắc (25%), từ đường Mai Thức Loan vô hồ Tịnh Tâm

(61%), qua hồ Tịnh Tâm(18%), hoặc từ đường Mai Thúc Loan ra cửa Ngọ Môn (39%), vô cửa Ngọ Môn (21%), từ hồ Tịnh Tâm qua khu Xã Tắc (46%),

ra khu Xã Tắc (13%) , vô khu Xã Tắc (10%)..

3.1.2.3 Một số mô hình tri nhận không gian vật lý đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh qua việc sử dụng từ chỉ hướng

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp

tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét. Thành phố Hồ Chí Minh là vùng đất khá bằng phẳng với 19 Quận và 5 Huyện.

Chính những đặc điểm địa lý nổi bật nêu ở trên đã quy định cách lựa chọn từ chỉ hướng của người dân ở nơi đây như sau:

- Đối với hướng di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác ở trong cùng một Quận thì tỷ lệ sử dụng từ qua vẫn cao hơn hẳn. Ví dụ như: Chợ Bến Thành

qua Dinh Thống Nhất (54%), những nhân chứng ở khu vực 1 – khu vực tập

trung các Quận trung tâm thì khi chọn từ chỉ hướng cho sự di chuyển đến các vị trí ngay trong Quận của mình thì từ qua vẫn được sử dụng nhiều hơn cả:

qua Chùa Vĩnh Nghiêm (46%), qua Nhà thờ Đức Bà (42%), qua Chợ Bến

Thành (38%), qua Dinh Thống Nhất (35%).

- Từ qua còn được sử dụng nhiều khi chỉ sự di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác ở hai Quận khác nhau: Chợ Bến Thành (Quận 1) qua Bến Nhà

Rồng (Quận 4), Ngã tư Phú Nhuận (Quận Phú Nhuận) qua Ga Sài Gòn (Quận 3), Bến xe Chợ Lớn (Quận 5) qua Chùa Vĩnh Nghiêm (Quận 3), Nhà thờ Đức Bà (Quận 1) qua Công viên văn hóa Đầm Sen (Quận 11).

- Hướng di chuyển qua sông thì từ qua vẫn chiếm tỉ lệ cao bên cạnh những từ chỉ hướng khác: sân bay Tân Sơn Nhất qua Cầu Thủ Thiêm (27%).

- Hướng di chuyển đến vùng không gian rộng lớn hơn thì từ ra được người dân lựa chọn sử dụng với tỉ lệ cao: Chợ Bến Thành ra Bến Nhà Rồng (25%), Chợ Bến Thành ra Bến xe miền Đông (30%), Nhà hát Thành phố ra sân bay Tân Sơn Nhất (40%). Bên cạnh từ ra được sử dụng để chỉ sự di chuyển đến Bến nhà Rồng thì từ xuống cũng được sử dụng, phù hợp với cách nói quen thuộc của người dân Việt Nam: xuống bến, xuống kênh, xuống sông…Chẳng hạn như: Bến xe An Sương xuống Kênh Nhiêu Lộc (26%),

xuống Bến Nhà Rồng.

- Đối với hướng di chuyển từ Quận này đến Quận khác trong thành phố thì dù các Quận có ở những vị trí địa lý như thế nào, có cao hơn hay có cách sông thì từ qua vẫn được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các từ chỉ hướng, vì thành phố Hồ Chí Minh là vùng không gian khá bằng phẳng, không có sự phân biệt cao/thấp quá rõ ràng như ở thành phố Huế: Quận 1 qua Quận 7

(42%), Quận 12 qua Quận Tân Bình (34%), Quận Bình Tân qua Quận 11

(47%), Quận Phú Nhuận qua Quận 2 (34%), Quận 4 qua Quận 10 (41%), Quận Tân Phú qua Quận Bình Thạnh (44%).

- Cách sử dụng các cặp từ lên/xuống, ra/vào được xác định qua sự thống nhất của các vị trí vùng núi, vùng biển: Thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt – Lâm Đồng (50%) vì Lâm Đồng là tỉnh ở vị trí núi cao, Thành phố Hồ Chí Minh xuống Bà Rịa – Vũng Tàu (45%), ra Bà Rịa - Vũng Tàu (25%) vì đến Bà Rịa – Vũng Tàu là đến vùng không gian hướng ra biển. Hay từ Thành

phố Hồ Chí Minh xuống/về Cần Thơ (77%), xuống/về Tiền Giang (83%), vì đây là những vùng không gian có vị trí thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.3. Sự phối hợp các đặc trưng không gian và sự hình thành các mô hình không gian qua việc sử dụng từ chỉ hướng

Dựa theo bảng tổng kết từ chỉ hướng được sử dụng ở ba khu vực 1, 3, 5 và khu vực Ngoại thành của cư dân thành phố Hà Nội ở chương 2, chúng ta có thể nhận thấy so với khu vực 1 và khu vực 5, ở khu vực 2 và khu vực Ngoại thành, đặc điểm không gian trội của vị trí đến so vị trí xuất phát có tính tập trung hơn cho nên cách lựa chọn từ chỉ hướng cũng tập trung hơn. Ở các khu vực còn lại, các không gian trội được xác lập khá rõ nên sự lựa chọn cũng khá tập trung. Đối với khu vực Ngoại thành, đặc trưng trội là không gian vùng ngoại vi, di chuyển đến không gian trung tâm cho nên tỉ lệ xuất hiện của từ

lên cao hơn bên cạnh những từ chỉ hướng khác.

Theo bảng tổng kết ở chương 2 của thành phố Huế thì so với khu vực 1, ở khu vực 2, đặc điểm không gian trội của vị trí đến so vị trí xuất phát có tính tập trung hơn cho nên cách lựa chọn từ chỉ hướng cũng tập trung hơn. Ở các khu vực còn lại, các không gian trội được xác lập khá rõ nên sự lựa chọn cũng khá tập trung. Đối với khu vực 5, đặc trưng trội là không gian bị bao quanh (phòng thành) cho nên tỉ lệ xuất hiện của từ ra cao hơn bên cạnh những từ chỉ hướng khác.

Theo các bảng thống kê về cách sử dụng từ chỉ hướng của cư dân ở thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2 thì không gian trội được xác lập khi chỉ sự di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác trong thành phố là ngang nên tỉ lệ sử dụng từ qua cao hơn hẳn những từ chỉ hướng khác.

Hà Nội là nơi có nhiều hồ ngay bên trong Nội Thành nên không gian trội được xác lập khá rõ cho sự di chuyển đến vùng không gian rộng, thoáng đãng nên tỉ lệ xuất hiện của từ ra cao hơn những từ khác. Ví dụ: ra Hồ Tây,

ra Hồ Hoàn Kiếm. Đây là đặc điểm không gian trội không có ở hai thành phố

Huế và Hồ Chí Minh.

Đặc điểm không gian trội cho sự di chuyển giữa các Quận trong thành phố là ngang nên từ qua được sử dụng với tỉ lệ rất cao. Ví dụ: Quận Ba Đình

qua Quận Hồ Tây, Quận Đống Đa qua Quận Long Biên, Quận Hoàn Kiếm qua

Quận Ba Đình, Quận 1 qua Quận 7, Quận 12 qua Quận Tân Bình, Quận 4 qua Quận 10, Quận Tân Phú qua Quận Bình Thạnh. Đặc điểm không gian trội này thì không được xác lập ở thành phố Huế, vì Huế có vị trí địa lý khá phức tạp ngay trong thành phố, không phải là vùng đất khá bằng phẳng như ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, khi mà độ chênh lệch về vị trí địa lí giữa các vùng không quá rõ ràng thì không thể dùng từ qua để chỉ sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác hay từ phường này đến phường khác với tỉ lệ cao như vậy được.

Bên cạnh đó, thành phố Huế lại có dòng sông Hương ở ngay trung tâm thành phố, chia thành phố ra làm hai miền Nam/Bắc đã quy định việc sử dụng cặp từ qua/về. Dòng sông Hương còn phân chia các vùng khác nhau khi chọn Cầu Tràng Tiền làm địa điểm trung tâm: Bắc cầu Tràng Tiền trở lên, Bắc cầu Tràng Tiền trở xuống, Nam cầu Tràng Tiền trở lên, Nam cầu Tràng Tiền trở xuống với những đặc điểm không gian trội khác nhau quy định cách sử dụng các cặp từ chỉ hướng khác nhau. Đây cũng là đặc điểm do vị trí địa lý quy định mà ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh không có.

Để chỉ sự di chuyển có đặc điểm không gian trội là qua sông thì từ qua

vẫn được sử dụng nhiều hơn bên cạnh những từ chỉ hướng khác. Ví dụ: Qua Cầu Thăng Long, qua Ga Gia Lâm, vì trước đây Gia Lâm thuộc Kinh Bắc rồi tỉnh Bắc Ninh. Qua Cầu Thủ Thiêm. Chẳng hạn từ Đập Đá có thể chọn qua

Tây Lộc (39%) và vô Tây Lộc (49%); hoặc không gian băng qua dòng sông

và đi theo quốc lộ 1 (trước đây) có thể chọn qua hoặc về, ví dụ từ chợ Đông

có nhiều cách lựa chọn nhưng tỉ lệ có sự chênh lệch đáng kể. Điều đó cho

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 75 - 83)