Mô hình tri nhận về không gian tâm lý, tâm linh của người Việt qua cách dùng từ

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 88 - 168)

cách dùng từ chỉ hướng

Khi di chuyển đến những nơi thờ tự thiêng liêng như chùa, nhà thờ, đền, miếu… thì từ lên được sử dụng với tần số cao hơn nhiều so với những từ khác, vì trong thực tế những nơi này thường ở những vị trí cao trong một vùng, thường là được đặt ở những nơi đồi núi, dốc, ở vị trí cao hơn so với khu vực trung tâm về mặt địa lý.

Hơn nữa, khi sử dụng từ lên thì người nói phải xác định được vị trí điểm xuất phát của hành động di chuyển trong sự đối lập với vị trí của điểm đến, những nơi này phải ở vị trí cao hơn so với điểm xuất phát của người nói thì mới dùng từ lên. Lên có nghĩa tố gốc đầu tiên là vận động từ thấp đến cao. Trong quá trình vận dụng, lên được sản sinh thêm nghĩa tố vận động từ biển đến núi và từ Đông đến Tây ( trên địa hình Việt Nam). Cũng như thế, vào có

nghĩa tố gốc đầu tiên là vận động từ rộng đến hẹp. Trong quá trình vận dụng,

vào được sản sinh thêm nghĩa tố vận động từ Bắc đến Nam ( trên địa hình

Việt Nam).

Tuy nhiên, không phải lúc nào những nơi này cũng ở vị trí cao hơn so với nơi xuất phát của người nói về mặt vị trí địa lý, nhưng người Việt vẫn dùng từ lên để chỉ sự di chuyển đến những nơi này. Vì trong tư duy của người Việt thì những nơi thờ tự thiêng liêng này là những nơi thiêng liêng, mang tính chất tâm linh, được tôn kính, và luôn được đặt ở vị trí cao trong tư duy của họ. Chẳng hạn như trong bài Đi cấy – dân ca Bắc Bộ có câu:

Lên chùa bẻ một cành sen,

Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng.

Ở Hà Nội, là nơi mà có đến hơn 100 chùa, đền lớn, nhỏ nằm xen kẻ trong các phố phường tấp nập, chúng tôi đã chọn Chùa Trấn Quốc, Chùa Láng, đền Quán Sứ để tiến hành điều tra khảo sát. Kết quả là dù Chùa Trấn Quốc, Chùa Láng ở Quận Đống Đa, đền Quán Sứ ở Quận Hoàn Kiếm, đây là những Quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nhưng từ lên vẫn được sử dụng

với tỉ lệ rất cao. Dù nhân chứng xuất phát ở vị trí nào thì từ lên vẫn được lựa

chọn: khu vực 1- trung tâm Nội thành: lên Chùa Trấn Quốc (40%), khu vực 3- Tây Nội thành (27%), nhân chứng ở khu vực 5- Đông Nam Nội thành (42%) và ở khu vực Ngoại thành (35%). Hay di chuyển từ Ngã Tư Sở đến chùa Láng đều ở trong Quận Đống Đa thì từ lên vẫn được sử dụng với tỉ lệ 25%. Từ Ô Quan Chưởng – Quận Hoàn Kiếm, phía Đông Hà Nội lên Đền Quán Thánh – Quận Ba Đình, phía Tây Bắc Hà Nội: 32%. Di chuyển đến những không gian tâm linh khác như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nhà thờ Lớn, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh thì từ lên vẫn được lựa chọn cao hơn bên cạnh

những từ chỉ hướng khác, riêng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thì bên cạnh từ

lên, từ vào cũng được sử dụng rất nhiều, vì đó cũng là một cách nói rất quen

thuộc đối với người dân Việt Nam khi thể hiện sự tôn kính, trang nghiêm đối với Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc: “vào lăng viếng Bác”: Khu vực 1: lên Văn Miếu (26%), lên Nhà thờ Lớn (23%); lên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (20%), vào (20%); khu vực 3: lên Văn Miếu (40%), lên Nhà thờ Lớn (53%), lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: lên (27%), vào (40%); khu vực 5: lên Văn Miếu (32%), lên Nhà thờ lớn (42%), lên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (37%), vào (21%); khu vực Ngoại thành: lên Văn Miếu (29%), lên Nhà thờ lớn (41%),

lên Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh (41%), vào (18%).

Ở thành phố Huế có hai ngôi chùa khá nổi tiếng với người dân Huế và người dân Việt Nam đó là Chùa Từ Đàm và Chùa Linh Mụ. Tỉ lệ lựa chọn từ

lên để chỉ sự di chuyển đến những ngôi chùa này dù nhân chứng đang ở điểm

xuất phát nào thì vẫn rất cao. Cụ thể: Những nhân chứng ở Khu vực 1- bờ Nam từ cầu Tràng Tiền trở lên: lên Chùa Từ Đàm (51%), lên Chùa Linh Mụ (55%), Khu vực 2- bờ Nam từ cầu Tràng Tiền trở xuống: lên Chùa Từ Đàm: (91%), lên Chùa Linh Mụ (91%). Khu vực 3- bờ Bắc từ cầu Tràng Tiền trở lên: lên Chùa Từ Đàm (92%), lên Chùa Linh Mụ (92%). Khu vực 4- bờ Bắc từ cầu Tràng Tiền trở xuống: lên Chùa Từ Đàm (82%), lên Chùa Linh Mụ (91%) và khu vực 5- Thành Nội: lên chùa Từ Đàm (67%), lên chùa Linh Mụ (75%). Di chuyển đến Nhà thờ Phú Cam thì bên cạnh từ lên, từ qua vẫn được lựa chọn cho cách dùng này vì có những nhân chứng ở khu vực 4- bờ Bắc từ cầu Tràng Tiền trở xuống: lên (64%), qua (36%) và ở khu vực Thành Nội:

lên (58%), qua (33%), nhân chứng ở hai khu vực này phải băng qua sông khi

di chuyển đến Nhà thờ Phú Cam ở bờ Nam sông Hương, nhưng tỷ lệ lựa chọn từ lên vẫn cao hơn từ qua vì không gian trội ở đây vẫn là không gian tâm linh. Còn ở những khu vực còn lại thì tỉ lệ từ lên được sử dụng rất cao: khu vực 1: 40%, khu vực 2: 91%, khu vực 3: 93%

Thành phố Hồ Chí Minh là vùng không gian có vị trí khá bằng phẳng đã quy định cách lựa chọn từ qua với tỉ lệ rất cao để chỉ sự di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác, nhưng đối với những vị trí là vùng không gian tâm lý, tâm linh thì dù ở vị trí ngang so với vị trí xuất phát nhưng từ lên vẫn được sử dụng bên cạnh từ qua: khu vực 1 – các Quận trung tâm nội thành: lên Chùa Vĩnh Nghiêm (35%), khu vực 2 – các Quận Tây Nam nội thành: lên Chùa Vĩnh Nghiêm (17%), lên nhà thờ Đức Bà (25%), khu vực 3 – các Quận Đông Bắc nội thành: lên Chùa Vĩnh Nghiêm (38%), lên Nhà thờ Đức Bà (38%), khu vực 4 – các Quận Tây Bắc nội thành: lên Chùa Vĩnh Nghiêm (21%), lên Nhà thờ Đức Bà (14%), khu vực 5 – các Quận Nam nội thành: lên Chùa Vĩnh

Nghiêm (54%), lên Nhà thờ Đức Bà (23%). Hay từ Bến xe Chợ Lớn lên Chùa Vĩnh Nghiêm (12%).

Đối với hướng di chuyển đến nơi “chôn nhau cắt rốn”, quê cha đất tổ, quê hương của mỗi người thì người Việt Nam thường dùng từ về để chỉ sự di chuyển này: về quê, về nước, về Việt Nam hay về làng ( được người Huế lựa chọn nhiều nhất). Ngược lại, khi di chuyển từ nơi quê cha đất tổ đến những vùng đất xa xôi khác, có thể là một nước khác thì người Việt lại chọn cách dùng từ qua, sang: qua Lào, sang Mỹ, sang Singapore... Đây được xem là mô hình tri nhận không gian tâm lý của người Việt qua cách dùng từ chỉ hướng.

Nhóm từ chỉ hướng vận động mà đề tài tập trung nghiên cứu như đã nêu ở trên không những không đồng nhất, mà hơn thế, chúng là những hạt nhân chi phối nhiều kết cấu khác nhau rất phong phú về mặt ý nghĩa, làm giàu thêm sắc thái biểu thị sự vận động không gian với quá trình phát triển tiếng Việt. Kết cấu vận động không gian có từ chỉ hướng vận động làm hạt nhân là những kết hợp phản ánh sự đối ứng về địa hình không gian trong vận động ở cấp độ ngữ nghĩa. Đặc trưng của loại kết cấu này – từ một góc nhìn nào đó – quá trình vừa hình thức hóa mà cũng vừa hiện thực hóa đặc điểm vốn có bên trong đang ở dạng tiềm năng của loại từ chỉ hướng vận động (lên, vào…) với nghĩa tố đã được hình thành. Chúng ta cần quan niệm rằng, nghĩa tố của từ nói chung, và của từ chỉ hướng vận động nói riêng, không phải là nhân tố “sẵn có” một cách siêu hình. Mà nó còn là sự hình thành nghĩa tố mà không tách rời với quá trình tác động của văn cảnh. Nhân tố văn cảnh ở đây là hiện thực khách quan được con người nhận thức theo một lô gich nhất định và theo quá trình nào đó chuyển hóa nó vào ngôn ngữ. Do vậy, khi nói đến nhân tố văn cảnh trong mối tương quan với sự hình thành nghĩa tố của từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt, chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng đó không phải là vấn đề đơn thuần hình thức. Trái lại, đó là vấn đề hiện thực của con người, xã hội, thiên nhiên, lịch sử, truyền thống và bao nhiêu nhân tố khác hòa vào trong

môi trường giao tiếp, thông qua nhận thức chủ quan của con người Việt Nam. Chẳng hạn như từ lên thì nó không chỉ có nghĩa tố gốc đầu tiên là vận động từ thấp đến cao, lên còn được sản sinh thêm nghĩa tố vận động từ biển đến núi, và vận động đến những vùng không gian tâm linh như chùa, đền, nhà thờ, nơi thờ tự thiêng liêng…

3.4. TIỂU KẾT

Những mô hình tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng Việt mà chúng tôi đã trình bày ở trên đã cho thấy tầm quan trọng của các mô hình tri nhận không gian hay nói cách khác là sự cần thiết phải đưa khái niệm bản đồ tri nhận vào trong phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học để phân tích, giải thích cách biểu đạt không gian.

Qua việc đưa ra các đặc điểm không gian đặc trưng của người Việt nói chung và của từng địa phương nói riêng để hình thành nên các mô hình tri nhận không gian của người Việt và của từng vùng (miền) với mô hình tri nhận không gian vật lý đặc thù của từng vùng miền địa phương, mô hình tri nhận không gian xã hội vùng trung tâm – vùng ngoại vi và mô hình tri nhận không gian tâm lý, tâm linh qua cách sử dụng từ chỉ hướng trong tiếng Việt của người dân ba thành phố Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy: Ở thành phố Huế thì địa hình rõ ràng, ngay trong thành phố đã có phân chia cao/thấp và cũng là thành phố có diện tích nhỏ hơn hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Do không gian của hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh quá rộng nên khó xác lập địa hình mà tập trung vào mô hình tri nhận không gian xã hội: Hà Nội – thủ đô của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi quen thuộc là Sài Gòn lục tỉnh nên mô hình không gian tập trung và trội hơn hẳn ở hai thành phố này là không gian vùng trung tâm – vùng ngoại vi. Hơn nữa, người dân ở ba thành phố này cũng có sự khác biệt, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có mật độ dân số lớn nhất cả nước, cư dân

tập trung ở hai thành phố này đến từ nhiều vùng trong cả nước, chiếm tỷ lệ còn cao hơn cả người dân gốc của hai thành phố. Trong khi đó, người dân ở thành phố Huế lại ít hơn rất nhiều, và phần lớn là những người được sinh ra, lớn lên, sống, làm việc ngay tại Huế, rất ít người từ vùng khác đến sinh sống. Điều này cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều tra cũng như kết quả điều tra của chúng tôi. Đối với vùng không gian nhỏ, quen thuộc, gắn bó với chính bản thân một người thì bản đồ tri nhận về vùng không gian đó của họ sẽ chắc chắn, chính xác hơn bản đồ tri nhận về của một người với một vùng không gian rộng lớn và nơi đó là quê hương thứ hai của họ, thời gian gắn bó với nơi đó cũng chưa được dài.

Ngoài việc đưa ra những mô hình tri nhận không gian chung về địa lý, xã hội, tâm linh của người Việt Nam qua việc sử dụng từ chỉ hướng trong tiếng Việt, chúng tôi cũng đã đưa ra những mô hình tri nhận không gian riêng đặc thù cho từng vùng miền, mà cụ thể là cho ba thành phố Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người với chức năng hàng đầu là chức năng giao tiếp. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn có một chức năng nữa là chức năng phản ánh. Ngôn ngữ phản ánh tư duy của con người - sự phản ánh thế giới khách quan xung quanh. Nói rộng hơn, ngôn ngữ là tấm gương phản ánh nền văn hóa của một dân tộc. Điều đó có thể nói được thể hiện rõ nét qua sự thống nhất trong tư duy của người dân dân tộc đó trong việc xác lập không gian thông qua ngôn ngữ. Do vậy sẽ là thiếu sót nếu nghiên cứu tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của một quốc gia mà lại không đưa khái niệm bản đồ tri nhận không gian vào trong phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học, để phân tích, giải thích các biểu đạt không gian. Bản đồ tri nhận là một biểu hiện cụ thể và sinh động của những nhân tố: ngữ dụng, tri nhận, văn hóa - chi phối các kết cấu cú pháp ngoài nhân tố ngữ nghĩa. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong

tiếng Việt” đã giúp cho chúng tôi thấy rõ được những nét văn hóa, tư duy đặc

thù của dân tộc Việt Nam.

Việc nghiên cứu các bản đồ tri nhận không gian của người Việt Nam có thể góp phần làm rõ: “ Các biểu tượng chủ quan này được cấu trúc hóa nhờ

sự cảm thụ thị giác, nhờ những tri thức về địa lí, lịch sử, văn hóa và các loại khác; và chúng có thể khác nhau giữa các dân tộc (cũng như giữa các cá nhân, giữa người lớn và trẻ em)” [12]. Vì vậy việc nghiên cứu “Sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng Việt” cho chúng ta thấy rằng

việc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp không chỉ là sử dụng các tín hiệu mang tính võ đoán mà còn là sự sử dụng các tín hiệu trong mối tượng quan với hiện thực mà cụ thể ở đây là những từ chỉ hướng vận động luôn gắn với một bản đồ tri nhận không gian trong nhận thức của các cư dân ở các vùng miền. Đặc điểm không gian này gắn thật chặt với môi trường sống mà

một người ở địa phương khác khó lòng chia sẻ. Điều này đem lại cho chúng tôi một lợi ích rất thiết thực bởi nó rất gần gũi, sử dụng mọi lúc mọi nơi trong giao tiếp, giúp cho chúng tôi có được một nền tảng vững chắc về cách sử dụng những từ chỉ hướng trong tiếng Việt để làm sao tránh được lối nói vụng về, nói đúng như người sở tại khi phát ngôn.

Luận văn có thể được coi là một cố gắng đầu tiên đưa ra một bức tranh toàn cảnh về ngữ nghĩa cũng như cách sử dụng của nhóm từ chỉ hướng trong tiếng Việt. Và cũng là lần đầu tiên nhóm từ này được khảo sát trên cứ liệu điều tra thực tế cách sử dụng từ chỉ hướng của cư dân các vùng (miền).

Luận văn đi theo hướng tiếp cận mới, nghiên cứu động từ chỉ hướng không gian trong mối liên hệ bộ ba: tư duy – ngôn ngữ - văn hóa. Luận văn đã cố gắng xây dựng một khung lý thuyết nhất định về không gian ngôn ngữ làm cơ sở để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tri nhận không gian nói riêng và ngôn ngữ học tâm lý nói chung thông qua việc kế thừa có chọn lọc những dữ liệu trong các công trình đi trước có liên quan, đồng thời bổ sung thêm một số nội dung mới được chọn lọc từ quá trình điều tra thực tế cư dân các vùng (miền).

Việc nghiên cứu các bản đồ tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng Việt còn mở ra một hướng nghiên cứu khác đầy thú vị và triển vọng đó là: “So sánh đối chiếu các bản đồ tri nhận không gian giữa các ngôn ngữ

và các nền văn hóa của các dân tộc khác nhau”.

Tuy nhiên vì giới hạn và khuôn khổ cho phép, luận văn bước đầu đặt vấn đề khảo sát và nghiên cứu nhóm từ chỉ hướng không gian từ góc độ nghĩa gốc- nghĩa không gian. Tạm thời luận văn chưa quan tâm đến nghĩa phát sinh của nhóm từ. Chắc chắn sẽ còn nhiều điều thú vị ẩn chứa trong nhóm từ này. Đặc trưng văn hóa sẽ được tìm thấy, được phát hiện trong quá trình chuyển nghĩa của nhóm từ trong dòng ngữ lưu với nhiều nội dung và sắc thái ngữ

nghĩa khác nhau. Và trong luận văn chúng tôi không thể trình bày hết tất cả

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 88 - 168)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w