Những yếu tố ảnh hưởng đến các quan hệ không gian

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 31 - 168)

Con người là trung tâm, do vậy không gian ở gần người nói (người phát ngôn) là hẹp, là khép còn không gian ở xa người nói là rộng, là mở. Điều này nhằm để giải thích vì sao trong tiếng Việt lại có các cách nói như “co tay vào, duỗi chân ra” hay “thụt đầu vào, ló đầu ra”. Không gian nào càng bị giới hạn nhiều phía thì càng hẹp. Từ đó người Việt mới hình thành các lối nói như “quay mặt vào tường”, “nằm trong, nằm ngoài”… Trong một lớp học, người ngồi bên hiểu ngay tình huống “ngồi lui vào” tức là ngồi lui vào phía giữa ghế, còn “ngồi xích ra” tức là chuyển dịch ra phía ngoài rìa ( của cái ghế).

-Quan hệ mở khép giữa hai không gian được sắp xếp võ đoán như: tiền

tuyến > hậu phương; biển > đất liền; biên cương > nội địa; đồng bằng > rừng núi. Ví dụ: Người Việt có các cách nói: ra tiền tuyến, rút về hậu phương;

xuống đồng bằng lên rừng núi…

Các yếu tố về đo độ như khoảng cách, kích thước, độ lớn… của đối tượng ảnh hưởng tới tính đúng sai khi dùng các từ chỉ không gian.

Ví dụ: (1) Chiếc giày nằm dưới đất. (2) Chiếc ô tô tải đỗ dưới đường.

Câu (1) luôn đúng nếu chiếc giày cách người nói một khoảng đủ gần, đủ mười mét chẳng hạn. Còn câu (2) lại chỉ được chấp nhận khi chúng ta đứng ở một độ cao tối thiểu nào đó như đứng trên lầu hai chẳng hạn. Lý do là điểm nhìn của chúng ta so với chiếc giày bao giờ cũng cao hơn hẳn nhưng đối với chiếc ô tô tải thì không thể xảy ra được.

Vật chắn có thể ảnh hưởng tới quan hệ không gian và do đó ảnh hưởng đến cách dùng giới từ. Trong cách dung ngôn ngữ của người Việt một bức bình phong có thể che khuất một cái bàn khiến cho quan hệ “đứng trước bàn” bị mất đi nhưng bức bình phong đó không thể che khuất một ngôi nhà. Do vậy, bức bình phong không thể ảnh hưởng đến quan hệ “đứng trước nhà” được. Điều này không đúng bởi vì bức bình phong vốn không thuộc vào cái bàn nên không thể nói đứng trước bức bình phong là đứng trước cái bàn được, còn đối với cái

nhà thì bức bình phong thuộc vào cái nhà cho nên đứng trước bức bình phong vẫn nói là đứng trước nhà được.

1.3. NHÓM TỪ CHỈ HƯỚNG VẬN ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT 1.3.1. Khái niệm hướng

Trước khi đề cập đến vấn đề về từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt, chúng tôi cần đề cập đến một số tiền đề có liên quan đến khái niệm hướng:

“…khái niệm hướng được gợi lên trực tiếp từ những từ chỉ hướng vận động nói chung, không phải là khái niệm cô lập chỉ dùng riêng cho phạm vi hướng không gian. Ngoài phạm vi hướng không gian, thực ra, nó còn liên quan đến khái niệm hướng trên những phạm vi khác, chẳng hạn như hướng thời gian, hướng tâm lý.” [4] Chẳng hạn, trên trục không gian, phản ứng của

con người đã gắn liền với sự làm nảy sinh trong nhận thức những khái niệm mang tính đối ứng không gian như: lên/xuống, vào/ra…

- Hướng không gian mang tính cụ thể và khách quan, với sắc thái đối lập chặt chẽ, người quan sát có thể nhận biết hoạt động của chúng. Loại hướng này được biểu hiện và tồn tại dưới nhiều hình thái, thông qua hoạt động thực tiễn của con người trong không gian.

- Hướng thời gian mang tính trừu tượng và diện đối lập của nó không chặt chẽ cao độ như hướng không gian, nhưng trình tự tiến tới của nó trong quá trình vận động vẫn ứng dụng trực tiếp với những điểm mốc ở trục không gian.

- Hướng tâm lý là hướng mang sắc thái xúc cảm chủ quan trong việc bình giá thuộc tính của sự vật và hiện tượng khách quan. Chúng không ứng trực tiếp với những điểm mốc theo hướng vận động lô gich giữa không gian và thời gian.

Hướng không gian đã tạo ra tiền đề cho sự đối lập với hướng thời gian và hướng tâm lý. Ngay trong bản thân hướng không gian lại có sự đối lập giữa phạm vi hướng không gian tĩnh và hướng không gian động ( hoặc hướng vận động).

- Hướng không gian tĩnh có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ: trên/dưới, phải/trái, v.v…Đây là sự trừu tượng hóa mối liên hệ giữa những địa điểm không gian từ góc nhìn của một chủ thể đang trong trạng thái cố định, không vận động di chuyển.

- Hướng không gian động là hướng của sự vận động, hướng lấy vận động làm hạt nhân. Hướng vận động là sự trừu tượng hóa quá trình vận động trong mối tương quan giữa chủ thể (đang trong quá trình vận động) với đích không gian (cố định) mà chủ thể di động đang hướng tới.

1.3.2. Nhóm từ động tác vận động

Ví dụ như “Chạy” có hạt nhân vận động. Chính qua chạy mà ý niệm lô gich về sự vận động được hiện thực hóa dưới dạng động tác. Như vậy, trong tính hiện thực của ngôn ngữ, vận động không tách rời động tác.

“chạy” là một dạng hiện thực của khái niệm lô gich về sự vận động được biểu hiện thông qua động tác (cùng trường với bay, bò, bơi, bước...)

“Cúi, ngẩng” có hạt nhân là vận động, cũng là một dạng của hiện thực vận động gắn liền với động tác. Nhưng khác với “chạy”, “cúi, ngẩng” có bao hàm trong bản thân chúng sự thể hiện hướng, “chạy” không có khả năng này.

1.3.3.Nhóm từ chỉ kích thước không gian

Nhóm từ chỉ kích thước không gian như cao - thấp, trên - dưới, rộng -

hẹp, trong- ngoài...

Nếu chủ thể vận động không có ý niệm về mối tương quan kích thước không gian thì thiếu tiền đề làm định hình ý niệm lên, xuống, ra, vào... và ngược lại, nếu chỉ ý thức được sự đối ứng kích thước không gian mà không ý thức được trạng thái vận động di chuyển thì cũng thiếu tiền đề cho ra, vào,

lên, xuống định hình.

1.3.4. Nhóm từ chỉ hướng vận động

Trong việc xác định đối tượng nghiên cứu, chúng tôi gọi nhóm từ được nghiên cứu là “từ chỉ hướng vận động” mà không gọi là động từ chỉ hướng.

Cách gọi này là sự kế thừa từ các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước như: Hoàng Tuệ có bài “Chung quanh một cái từ nho nhỏ của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiếng Việt” (1971), Nguyễn Lai với công trình “ Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt hiện đại”( 1990), hay Nguyễn Tài Cẩn có bài “ Về việc dùng hai động từ “Vào”, “Ra” để chỉ sự di chuyển đến một địa điểm ở phía Nam hay phía Bắc”.

Như vậy, vận động là hạt nhân của từ chỉ hướng vận động. Chúng ta cần xác định mối liên hệ giữa vận động và động tác, trong đó có động tác mang sẵn hướng và động tác không mang sẵn hướng. Về lô gich, vận động là hạt nhân của mọi sự chuyển động và vận động bao giờ cũng có chủ thể. Nó luôn gắn với một phương thức cụ thể, một cách thức xác định. Trong tính hiện thực của ngôn ngữ, vận động không tách rời động tác. “Ra, vào” cũng có hạt nhân vận động. Nhưng dạng hiện thực của vận động này không có mối liên hệ trực tiếp với động tác xác định để qua đó ta có thể hình dung được phương thức cụ thể của hoạt động vận động (như chạy, cúi, ngẩng…). Khái niệm vận động được biểu hiện thông qua “vào, ra, lên, xuống, qua, về… ( và cả những từ chỉ hướng vận động khác) là một phạm trù nhận thức về trạng thái vận động ở dạng khái quát trừu tượng cao hơn ( đã tách khỏi động tác cụ thể mà chỉ gắn với trường hướng), lấy hướng làm cơ sở biểu trưng cho sự khái quát mới.

Dù nhóm từ chỉ hướng vận động ra, vào, lên, xuống... và nhóm từ động tác vận động chạy, bò, bay, bước...cũng như nhóm từ biểu hiện đối ứng kích thước không gian cao – thấp, rộng – hẹp, trên – dưới, trong – ngoài... cùng tồn tại trên trục đồng đại, nhưng nhóm từ chỉ hướng vận động chắc chắn không thể là nhóm từ xuất hiện trước.

Có thể nói rằng, sự đồng hình giữa chính tố và phụ tố về mặt hình thái và sự hòa kết giữa nhân tố vận động và hướng về mặt ngữ nghĩa là hai mặt thống nhất không thể tách rời, quy định đặc trưng bản chất nhất của nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt hiện đại. Hoặc, từ chỉ hướng vận động ra

đời là kết quả của một quá trình nhận thức về một dạng vận động, trong đó, đích không gian mà chủ thể vận động đang di động hướng tới luôn luôn nằm trong thế đối ứng ( dưới dạng này hay dạng khác) với điểm xuất phát.

Trên đây là những tiền đề cần thiết để nhận ra nét khu biệt chung giữa những từ chỉ hướng vận động với những nhóm từ ít nhiều có nét tương đồng. Nguyễn Lai trong công trình nghiên cứu về Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt của mình cũng đã nêu ra một số tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho quá trình tuyển chọn và xác định nhóm từ chỉ hướng vận động như sau:

- Từ chỉ hướng vận động là từ đơn âm, thuần Việt. Nó mang hướng cụ thể của sự vận động không gian, nhưng không mang một phương thức vận động xác định.

- Vì chưa mang phương thức vận động xác định, nên từ chỉ hướng vận động có thể đứng sau một động từ mang phương thức vận động xác định để bổ sung hướng hoạt động cho từ ấy.

- Mặt khác, nó cũng có thể dùng độc lập như động từ. (Trường hợp này tính không xác định của chúng về mặt phương thức vận động trở thành được xác định trong mối liên hệ với đặc tính chủng loại của chủ thể vận động). Khi dùng độc lập như động từ thì những từ chỉ hướng vận động biểu thị hoạt động hướng không gian; và hướng không gian này là hướng có giới hạn.

- Khi đứng sau động từ chính, từ chỉ hướng vận động nói trên – ngoài phạm vi hoạt động không gian – có thể tùy theo tính chất kết hợp mà nó còn biểu hiện những sắc thái trừu tượng khác, không còn ý nghĩa không gian.

Nhờ các tiêu chí trên mà chúng tôi có thể phân biệt sự khác nhau giữa nhóm từ chỉ hướng vận động và các nhóm từ còn lại. Trên cơ sở các tiêu chí này, chúng tôi không xếp những từ như lao, phóng, vượt... vào

nhóm. Cũng như không xếp những từ vốn dễ nhập nhằng như theo, khỏi, quanh... vào nhóm từ chỉ hướng vận động. Chúng cũng phản ánh hướng

hạn có thể nói: Nam ra/về/vào/lên/xuống/... Hà Nội, nhưng không thể nói: Nam theo/khỏi/quanh/... Hà Nội

Qua sự kết hợp đồng đại với một số từ tiêu biểu, chúng tôi có sự ghi nhận sơ lược về sự xuất hiện của từ chỉ hướng vận động như sau:

•Nhóm 1: a/ Chúng ta ra quân / Nhà xuất bản ra sách b/ Anh lên biên giới / Chị về đồng bằng Từ chỉ hướng vận động đảm nhận chức năng động từ

•Nhóm 2: a/ Nam chạy ra đồng b/ Tôi nhìn ra sân

c/ Lan nghĩ về quê hương

Từ chỉ hướng vận động đảm nhận vai trò quan hệ từ

•Nhóm 3: a/ Cô ta gợi ra điều ấy b/ Nó cứ làm tới

c/ Hoa tìm ra đáp số

Từ chỉ hướng vận động là những yếu tố biểu thị sắc thái thời gian

•Nhóm 4: a/ Cô ấy đẹp ra b/ Anh ấy khỏe lại

Từ chỉ hướng vận động được xem như là yếu tố biểu hiện sắc thái bình giá theo hướng bộc lộ tâm lý.

....

Đề tài của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào nhóm 1, từ chỉ hướng vận động đảm nhận chức năng động từ.

Ngoài ra, đề tài chúng tôi cũng chỉ tập trung nghiên cứu vào nhóm từ chỉ hướng vận động còn hướng không gian. Sự biểu hiện hướng không gian là đặc trưng bản chất nhất của nhóm từ chỉ hướng vận động. Ví dụ như:

Còn hướng không gian Không còn hướng không gian Nam chạy ra đường Nam chạy ra tiền

Tàu về Hà Nội Nam nghĩ về Hà Nội

Hướng + -

Vận động + - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, đề tài “ Sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong

tiếng Việt” của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu nhóm động từ chỉ hướng

vận động có bổ ngữ là một địa điểm nào đó, chủ thể là người nói, điểm xuất phát là vị trí của người nói và điểm kết thúc là vị trí của không gian hay là điểm đến. Chúng tôi không nghiên cứu những phó từ đi theo các động từ.

1.4.MÔ HÌNH TRI NHẬN KHÔNG GIAN ĐƯỢC XÁC LẬP QUA NHÓM TỪ CHỈ HƯỚNG TRONG TIẾNG VIỆT

Mô hình không gian được xem là tổng thể các đặc trưng không gian được lưu giữ trong tâm trí của mỗi người, làm cơ sở cho sự lựa chọn từ chỉ hướng, và mô hình này có thể cụ thể rõ ràng đối với người này nhưng cũng có thể mờ nhạt hơn đối với người khác. Mô hình này là một quá trình tích lũy kinh nghiệm của mỗi người qua quá trình tiếp xúc với các đặc điểm không gian.

Khác với nhiều ngôn ngữ Ấn – Âu, khi tĩnh hay khi di chuyển trong một không gian nào đó, để định vị định hướng, người Việt thường ưa dùng

những động từ vận động hoặc giới từ không gian có khả năng miêu tả cụ thể như: trên/dưới, trong/ngoài, trước/sau, ra/vào, lên/xuống, sang, qua, về…hơn là dùng những động từ và giới từ có tính trung lập như: đi, đến, tới, ở, tại… Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu vào nhóm từ thuộc

trường hướng vận động như ra, vào, lên, xuống, qua, về, sang .

1.4.1. Mô hình tri nhận không gian địa lý

Đây là nhóm từ mang ý nghĩa không gian cụ thể, biểu hiện hướng thẳng đứng và hướng chân trời. Ý nghĩa không gian cụ thể này có khả năng gắn liền với tính chất biểu tượng, và ý nghĩa biểu tượng này không tách rời với điều kiện tự nhiên và phương hướng bầu trời Việt Nam ( vốn đã được khúc xạ thành nhận thức tương đối của con người Việt Nam). Cụ thể:

-Xuống:

+ Di chuyển từ không gian có độ cao đến không gian có độ thấp hơn ( trong so sánh tương đối)

+ Đồng thời cũng có thể hiểu là sự di chuyển từ núi đến đồng bằng. -Lên:

+ Di chuyển từ không gian có độ thấp đến không gian có độ cao hơn ( trong so sánh tương đối)

-Ra:

+ Di chuyển từ không gian hẹp đến không gian rộng hơn ( trong so sánh tương đối)

+ Di chuyển từ Nam đến Bắc ( tùy theo vị trí tương đối trên địa hình tự nhiên Việt Nam)

-Vào:

+ Di chuyển từ không gian rộng đến không gian hẹp hơn ( trong so sánh tương đối)

+ Di chuyển từ Bắc đến Nam ( tùy theo vị trí tương đối trên địa hình tự nhiên Việt Nam)

-Qua:

+ Chuyển động ngang ( hoặc xuyên) qua một địa hình địa vật cụ thể trong quá trình chuyển động không gian. Ví dụ: Qua cầu, qua sông. Cầu, sông ở đây không phải là đích không gian, không phải là giới hạn cuối cùng mà chủ thể cần đạt tới trong vận động. Đây là đối tượng cần vượt qua để sau đó trở lại trạng thái bình thường như trước khi vượt qua trong quá trình chuyển động.

- Về:

+ Chuyển động không gian theo thế đối nghịch của một quá trình vận động khác có cùng phạm vi giới hạn không gian; ở đây chủ thể vận động lấy điểm xuất phát trước làm đích cho quá trình sau.

- Thấp gắn liền với biển và hướng Đông; cao gắn liền với núi và hướng Tây. Đó là hiện thực và đó cũng là lô gich đối với người Việt Nam.

- Mối tương quan về độ rộng – hẹp của địa hình Việt Nam đang ứng một cách dễ thấy với mối liên hệ Bắc – Nam ( thông qua nhận thức) đã tạo thành sự chấp nhận lô – gich; và chính sự chấp nhận lô – gich này chuyển hóa

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 31 - 168)