Về các bản đồ tri nhận không gian

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 29 - 31)

Con người bao giờ cũng có những hình dung nhất định về không gian xung quanh, như nhà của mình, thành phố nơi mình ở, đất nước mình… Những biểu tượng về không gian như thế tồn tại trong đầu óc của con người,

được gọi là “những bản đồ tri nhận”. “Trên những nét chung nhất, bản đồ tri nhận thường được hiểu như là biểu tượng chủ quan của con người về một vùng không gian vật lí nào đó (của một thành phố, một khu vực, một ngôi nhà, một căn hộ v.v…) Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu kỹ hơn nữa trong ngôn ngữ học bởi vì khi hiểu được nó chúng ta mới có thể giải thích cách dùng của nhiều biểu đạt trong ngôn ngữ.”[ 12 ]. Các bản đồ tri nhận cho phép và giúp đỡ con người định vị định hướng trong không gian. Chẳng hạn, con người thường xác định vị trí hoặc hướng di chuyển của mình trên bản đồ tri nhận không gian của một thành phố theo năm đặc trưng cơ bản sau: đường di chuyển, các giao điểm vật thể mốc, các quận huyện và các đường biên. Người ta còn thấy rằng còn tồn tại nhiều loại bản đồ tri nhận khác nhau.

Ví dụ như các loại bản đồ tri nhận mà Lý Toàn Thắng đã đưa ra trong công trình nghiên cứu của mình: Đối với thế giới biểu tượng của người Việt Nam, sân bóng đá có một “bản đồ tri nhận” rất đặc biệt ít thấy ở các dân tộc khác. Trên bản đồ này có một sơ đồ định hướng và định vị nghiêm ngặt, dựa trên sự phân biệt giữa nửa sân của đội chủ nhà và nửa sân của đội đối phương. Khi cầu thủ di chuyển bóng ở nửa sân của mình tiến về phía nửa sân của đội đối phương, tiếng Việt dung từ “lên” để mô tả hướng bóng, như: “Thủ môn phát bóng lên”, “Công Vinh chuyền bóng lên”. Ngược lại, khi bóng đã qua vạch giữa sân sang sân của đối phương, thì để miêu tả hướng bóng, tiếng Việt lại dùng động từ “xuống”: “ Công Vinh xuống bóng rất nhanh.

Kiểu tri nhận “ lên trên- xuống dưới” này cũng gặp ở bản đồ tri nhận của bàn cờ tướng, cũng có sự phân đôi “ bên ta- bên địch” với ranh giới là “sông” ở giữa, và hướng đi của con cờ khi chưa “sang sông” và sau khi đã “sang sông” trên đại thể cũng là “lên xe, xuống tốt”. .[ 12 ]

Đây là một sự tri nhận rất đặc biệt và những người nước ngoài không có trong đầu những bản đồ tri nhận như thế thì khó lòng hiểu được cách dung từ và những cách định vị thực thụ như người Việt được.

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w