Một số mô hình tri nhận không gian vật lý đặc thù của thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 71 - 75)

Hà Nội qua việc sử dụng từ chỉ hướng

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính (sông Hồng, Kim Ngưu, Tô Lịch). Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ ở phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², Hà Nội hiện nay gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Khu vực nội thành có một

số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Theo sự nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, sử học và Hà Nội học thì Hà Nội xưa mà trung tâm khu vực Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần rộng khoảng 400 ha, là một đô thị sông – hồ được bao bọc bởi một “tứ giác nước”:

Nhị Hà quanh bắc sang đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này

Với những điều kiện về mặt địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội như đã nêu trên thì chúng ta có thể thiết lập các đặc trưng không gian, từ đó hình thành nên các mô hình không gian vật lý đặc thù của thành phố Hà Nội như sau:

- Đối với việc di chuyển đến vùng không gian rộng như hồ, sân vận động, chợ, sân bay thì các nhân chứng đều lựa chọn thống nhất từ ra. Ngay

trong bản thân những từ này cũng đã gợi lên trong liên tưởng cuả chúng ta là một vùng không gian rộng, thế nên tỷ lệ sử dụng từ ra rất cao. Ví dụ: Cột cờ Hà Nội ra Hồ Tây (47%), ra Hồ Hoàn Kiếm (31%), từ Cung văn hóa Hữu Nghị ra Hồ Hoàn Kiếm (44%), ra Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, ra Chợ Đồng Xuân, ra Sân bay Nội Bài… Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chọn từ lên để chỉ sự di chuyển đến các hồ, vì vị trí địa lý mà nhân chứng được điều tra đang đứng thấp hơn vị trí các hồ. Ví dụ: Những nhân chứng ở các Quận khu vực trung tâm Nội Thành di chuyển đến Hồ Tây ở phía Bắc của thành phố thì dùng lên Hồ Tây (37%), lên Hồ Hoàn Kiếm (31%), nhân chứng ở Tây Nội Thành: lên Hồ Tây (40%), lên Hồ Hoàn Kiếm (47%), nhân chứng ở Đông Nam Nội Thành: lên Hồ Tây (42%), lên Hồ Hoàn Kiếm (37%). Hay những nhân chứng ở khu vực Ngoại Thành thì lại chọn lên Sân bay Nội Bài (41%),

lên Chợ Đồng Xuân (47%).

- Cách định hướng lên/xuống của người dân Hà Nội về cơ bản là chịu sự quy định của những hiểu biết chung về địa hình của thành phố từ xa xưa được lưu truyền lại trong đó phía Bắc và phía Tây được coi là cao, còn phía

Nam và phía Đông là thấp. Tuy nhiên, sự phân biệt này không có tính tuyệt đối, bởi vì một vị trí cụ thể ở phía Tây thành phố trên thực tế có thể lại thấp nên thay vì dùng từ lên, phải dùng từ xuống.

- Hướng di chuyển từ bên này qua bên kia sông Hồng được dùng thống nhất cặp từ qua/về . Ví dụ: Từ Đài truyền hình Việt Nam qua Ga Gia Lâm, nhân chứng ở Đông Nam Nội Thành: qua Cầu Thăng Long (32%), ở trung tâm Nội Thành: qua Cầu Thăng Long (23%). Nhân chứng ở phía Bắc Huyện Từ Liêm hay ở Huyện Đông Anh vẫn chọn từ qua vì để chỉ sự di chuyển qua

sông, nhưng người ở phía Nam Huyện Từ Liêm hay ở Huyện Thanh Trì thì lại chọn từ lên, vì Cầu Thăng Long ở phía Bắc của thành phố.

- Hướng di chuyển giữa các Quận dù có cách sông hay không cách sông thì từ qua vẫn được thống nhất lựa chọn. Ví dụ: Quận Ba Đình qua Quận Tây Hồ (46%). Di chuyển giữa hai Quận trung tâm của thành phố: Quận Hoàn Kiếm

qua Quận Ba Đình (47%), di chuyển từ Quận Đông Nam Nội Thành đến Quận

Tây Nội Thành: Quận Hai Bà Trưng qua Quận Cầu Giấy (27%), di chuyển giữa hai Quận có cách sông: Quận Đống Đa qua Quận Long Biên (38%). Quận Hà Đông nằm ở phía Nam Hà Nội, nên từ xuống được lựa chọn với tỉ lệ cao hơn những từ khác (48%), tuy nhiên, người Hà Nội vẫn chọn cách nói “vào Hà Đông”, lý do là vì trong quá khứ trước đây Hà Đông là nơi rừng rú, kín đáo, bí hiểm, cũng như cách nói lâu nay: “vào rừng”.

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra những gợi ý trong cách dùng từ qua và

từ sang của người mền Bắc. Từ qua thường được người miền Bắc dùng để chỉ sự di chuyển mà khoảng cách từ nơi xuất phát đến nơi đến là rất gần, từ sang lại dùng để chỉ sự di chuyển mà khoảng cách của hai địa điểm có thể xa hơn như có sự phân biệt khá là tế nhị về mặt ngữ dụng của từ qua và từ sang. Trong các tác phẩm văn học vẫn có những trường hợp người miền Bắc dùng ngược lại, như trong bài thơ Hương Thầm của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn có câu:

Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay, Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,

Bên ấy có người ngày mai ra trận…

Nhà hàng xóm là một địa điểm có khoảng cách rất gần với chủ thể đang nói, nhưng không dùng từ qua mà vẫn dùng từ sang cho trường hợp này.

Có những vị trí luôn được xác định thống nhất như vị trí cao của vùng núi, vùng đồi; vị trí thấp của vùng biển để luôn có cách định hướng lên núi,

xuống biển hoặc về biển.

Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui

Đường về xứ Lạng mù xa.. Có về Hà nội với ta thì về Đừng thủy thì tiện thuyền bè Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang (Cd)

Ví dụ: Từ Hà Nội xuống/về Hải Phòng (79%), từ Hải Phòng lên Hà Nội (49%), vì Hải Phòng nằm ở vị trí ven biển, là một hải cảng và vì Hải Phòng cũng là địa phương có vị trí địa lý thấp hơn vị trí của Hà Nội.

Mưa từ trong Quảng mưa ra Mưa khắp Hà Nội mưa ra Hải Phòng

Hạt mưa trong thực là trong

Mưa xuống sông Hồng mưa cả mọi nơi (Cd)

Từ Hà Nội xuống/về Hải Dương (68%), từ Hà Nội xuống/về Bắc Ninh (73%), vì Hải Dương và Bắc Ninh ở vị trí thấp hơn so với Hà Nội. Từ Bắc Giang xuống/về Hà Nội (63%), Lạng Sơn xuống/về Hà Nội (78%), vì Bắc Giang, Lạng Sơn là những thành phố ở vị trí núi cao di chuyển về nơi thấp hơn, hơn nữa Hà Nội còn là nơi đồng bằng. Từ Hà Nam lên Hà Nội (59%),

Từ Hà Nội lên Thái Nguyên (54%), để chỉ sự di chuyển từ vùng đồng bằng đến vùng núi.

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 71 - 75)