Dòng sông phẳng lặng – Tô Nhuận Vỹ

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 48 - 51)

Dòng sông phẳng lặng - Tô Nhuận Vỹ (NXB Thanh Niên, Hà Nội - 2005): Tiêu biểu cho các tác phẩm ở miền Trung. “Dòng sông phẳng lặng” là bộ tiểu thuyết 3 tập viết về cuộc chiến đấu của quân dân Huế trong chiến dịch Tổng tấn công Mậu Thân 1968.

Chúng tôi đã thống kê có 318 từ chỉ hướng (phụ lục đính kèm) được sử dụng trong ba tập của tiểu thuyết. Trong đó:

- Từ “lên”: 57 (18%) được sử dụng để chỉ sự di chuyển từ không gian xã hội vùng ngoại vi đến không gian xã hội vùng trung tâm. Từ huyện đến thành phố.

Ví dụ: a/ Nầy Hồng! Đây không phải là nhà chứa ăn mày! Chứa một

đứa không đủ khổ tao rồi sao? Xuống vét cơm nguội cho nó ăn rồi đuổi nó về! Con cái chừng đó tuổi đầu đã biết “giang hồ đãng tử” từ Phong Điền lên đây! Không được cho nó vào phòng ăn. Người đâu mà nhớp như bùn. (34)

Từ “lên” được sử dụng trong ví dụ b/ là để chỉ sự di chuyển từ không gian thấp đến không gian cao. Từ đồng bằng lên núi.

b/ Chính anh Thất, anh cũng sắp phải lên rừng với bộ đội. (145)

- Từ “xuống”: 23 (7%) được sử dụng để chỉ sự di chuyển trong khu vực Thành Nội – Huế. Sử dụng theo thứ tự tên gọi các Cửa của Thành Nội.

Ví dụ: a/ Chúng nó cùng tấn công tất cả các nơi trong Thành Nội - tiểu

đoàn trưởng nói. Từ Mang Cá chúng tấn ra phối hợp với mũi An Hòa xuống, ép Cửa Chánh Tây và Cửa Hữu của đơn vị bạn. Phía ta, chúng từ Lương Y đánh vào Cửa Đông Ba và một mũi mạnh đột thẳng đường Đinh Bộ Lĩnh ra Thượng Tứ. Điểm Cột Cờ lần này chúng đổ tiểu đoàn Cọp đen từ phía Bạch Hổ tấn xuống. (53)

Từ “xuống” còn được sử dụng để chỉ sự di chuyển từ không gian xã hội vùng trung tâm đến không gian xã hội vùng ngoại vi.

b/ Ngay khi nhận được điện báo ngày giờ Trần Long ra Huế, Bảo

khuyên Diệu Linh nên cùng mình xuống Phú Bài. (260)

- Từ “về”: 94 (30%) để chỉ sự di chuyển từ không gian trung tâm đến không gian vùng ngoại vi.

Ví dụ: a/ Theo lệnh của Ủy ban khu phố, nhân dân đã tản cư về Ngọc

Anh, Lại Thế và về tận Công Lương, Dạ Lê Gót. (28)

Hay đôi khi trong một câu, từ “về” có thể dùng để để sự di chuyển ở hai đặc điểm không gian khác nhau như chỉ sự di chuyển từ không gian vùng trung tâm đến không gian vùng ngoại vi, đồng thời còn dùng để chỉ sự di chuyển từ không gian hẹp đến không gian rộng hơn như trong ví dụ sau:

b/ Chiếc canô cuối cùng chở khách từ chợ Đông Ba về Hà Thanh như sắp xô đám sương mù mỏng manh ấy về biển”

Hoặc “về” trong ví dụ c/sau đây cũng để chỉ sự di chuyển đến hai vùng không gian khác nhau.

c/ Hay là em cùng về Phú Thứ với chị cho vui?- Thanh Ngân vẫn vồn vã.

Không về mừng đại tá thì rẽ về làng thăm bà già? (559)

“về” trong “…về Phú Thứ với chị…” là để chỉ sự di chuyển từ không gian vùng trung tâm mà chủ thể đang đứng đến không gian vùng ngoại vi. Từ “về” trong “…rẽ về làng thăm bà già” lại để chỉ sự di chuyển đến không gian vùng mà từ lâu đã có trong tâm thức, tư duy của người Việt Nam nói chúng và người dân Thừa Thiên Huế nói riêng, đến nơi quê cha đất tổ thì gọi là “về làng”.

- Từ “ra”: 60 (19%) để chỉ sự di chuyển từ không gian vùng Nội thành đến không gian vùng Ngoại thành.

Ví dụ: a/ Vẫn chậm quá, chậm quá...anh đi theo con đường ngắn nhất

từ Ty An ninh quân đội về nhà. Tăng Bạt Hổ, Đinh Bộ Lĩnh thẳng xuống Thượng Tứ. Cứ thẳng cửa Thượng Tứ ra Trịnh Minh Thế. Người qua cửa nhìn anh ngạc nhiên. Anh phạm luật mà. Phải ra cửa Ngăn, nhưng kệ mẹ mấy lão kiểm soát. Thấy vẻ hùng hổ của anh, họ cũng ớn. Ra tới Trịnh Minh Thế, nhìn cầu Tràng Tiền anh thở dài thất vọng. (271)

Hoặc di chuyển từ không gian vùng hẹp, bị bao đến không gian vùng rộng hơn. Như chỉ sự di chuyển hướng ra biển.

b/ …theo những chiếc xe bịt bùng chở người bị bắt xuống cảng Tân Mỹ

để từ đó có tàu đẩy họ ra Côn Đảo. (290)

Nhiều chỗ từ “ra” trong ví dụ trên để chỉ sự di chuyển theo không gian của trục tọa độ Bắc Nam được xác định theo đường thiên lý ( quốc lộ 1) của lãnh thổ Việt Nam qui định.

c/ Học trò trong Quảng ra thi, thấy cô gái Huế mà đi không đành.

Thiệt đó em! (102)

- Từ “vào”/ “vô”: 51 (16%) “vào” và “vô”là hai từ đồng nghĩa khác sắc thái địa phương để chỉ sự di chuyển theo không gian của trục tọa độ Bắc Nam được xác định theo đường thiên lý ( quốc lộ 1) của lãnh thổ Việt Nam qui định.

Ví dụ: a/ Không có hồ sơ cụ thể, chúng đành để chị lên Huế chữa và từ

đó chị chuyển vô Đà Nẵng “làm ăn”. (41)

Hoặc để chỉ sự di chuyển đến không gian vùng trung tâm.

b/ Các ngả đường vào thành phố đều tăng cường người kiểm soát. (270) - Từ “qua”: 33 (10%) được dùng trong để chỉ sự di chuyển tiếp cận đến những địa hình, địa vật cụ thể ( qua công viên, qua Gia Hội ), đã được trừu tượng hóa dưới dạng này hay dạng khác và đang là ranh giới trừu tượng về phạm vi cư trú mang tính chất địa dư, hành chính. Hay di chuyển ngang ( hoặc xuyên) qua một địa hình địa vật cụ thể (qua cầu) trong quá trình chuyển động không gian.

Ví dụ: Xe đã quặt qua công viên Nguyễn Hoàng... Đến chợ rồi. Cúc

quyết định không ngồi xe nữa, xuống đi bộ qua Gia Hội. Vượt đồn cảnh sát Đông Ba, Cúc bình thản bước qua cầu, như hôm nào đi Diệu Đế gặp anh Sơn. ( 189)

Trên đây là những ý nghĩa điểm hình cho việc lựa chọn sử dụng từ chỉ hướng trong tổng số 318 từ chỉ hướng đã được dùng trong ba tập của tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng. Trong đó từ “về” được sử dụng với tần số cao nhất, 94 từ, chiếm 30%. Từ “ra”: 60, chiếm 19%. Tiếp đến là từ “lên”:57 từ, chiếm: 18%.

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w