Đất rừng phương nam - Đoàn Giỏi ( NXB Văn hóa - Thông tin ): Tiêu biểu cho các tác phẩm ở miền Nam. “Đất rừng phương Nam” là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của một cậu bé tên An. Bối cảnh không gian của tiểu thuyết là các tỉnh miền Tây Nam Bộ Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.
Chúng tôi đã thống kê được 48 lần tác giả sử dụng từ chỉ hướng (phụ lục đính kèm) được sử dụng trong tác phẩm. Trong đó:
Từ “lên”: 9 (19%) để chỉ sự di chuyển theo không gian từ vùng có vị trí thấp đến không gian vùng có vị trí cao hơn.
Ví dụ: a/ Đêm hôm đó, mãi đến mười hai giờ khuya vẫn không thấy
xuồng liên lạc dưới Thới Bình lên. (36)
Hoặc dùng để chỉ sự di chuyển đến vùng không gian tâm linh. Chùa là một nơi thiêng liêng, tôn kính trong tư duy của người Việt Nam, và cũng là nơi thường được đặt ở vị trí không gian cao.
Ví dụ: b/ Má nuôi tôi thì cứ bảo nên ở nán lại một ngày nữa hãy đi để
hôm sau bà lên chùa lạy Phật đã, nhưng đang gặp lúc thuận gió, nên tía nuôi tôi không thể chiều bà được. (226)
Từ “xuống”: 11 (23%) dùng để chỉ sự di chuyển từ không gian vùng trung tâm đến không gian vùng ngoại vi.
Ví dụ: a/ Cái chợ con nằm trên ngã ba kênh của xứ làng quê hẻo lánh
này trở nên đông vui nhộn nhịp như một trấn nhỏ. Người từ Sài Gòn chạy
xuống tới đây cũng có. Người vùng Tiền Giang, Hậu Giang cũng có. (14)
Hoặc để chỉ sự di chuyển từ không gian vùng có vị trí cao đến không gian vùng có vị trí thấp hơn.
b/ Cháu không biết Thới Bình. Cháu từ trên Chắc Băng xuống đây... (105)
Từ “về”: 11 (23%) được sử dụng để chỉ sự di chuyển từ không gian vùng trung tâm đến không gian vùng ngoại vi.
Ví dụ: Ủy ban Nhân dân Nam Bộ từ Sài Gòn chuyển về đóng ở thành phố
tôi, binh sĩ bị thương ở các mặt trận chung quanh Sài Gòn- Chợ Lớn chở về nằm chật các giường bệnh của y viện tỉnh. Ngày nào cũng có những đoàn xe ô tô chở thanh niên Tiền Phong, thanh niên Cứu quốc cảm tử quân từ trong thành phố chạy ra hướng Trung Lương đi về các vùng Phú Lâm, chợ Đêm, nơi đang diễn ra các trận đánh ác liệt giữa các sư đoàn quân cách mạng với bọn giặc Pháp núp sau lưng bọn lính Ăng-lê, lính Ấn Độ mang danh nghĩa Đồng Minh vào tước khí giới Nhật và lén lút từ trong thành phố đánh ra. (81)
Từ “ra”: 8 (17%) dùng để chỉ sự di chuyển từ không gian vùng trung tâm đến không gian vùng ngoại vi
Ví dụ: a/ Nhưng ba tôi lừ mắt nhìn tôi, và ông cứ cắm cúi đẩy chiếc xe
đạp cồng kềnh vượt qua ngã ba Đạo Ngạn. Chúng tôi đã ra khỏi thành phố xa rồi. (85)
Hoặc di chuyển từ không gian vùng hẹp đến không gian vùng rộng hơn. b/ Chiều chiều, sau giờ học, thầy giáo tôi thường dắt học trò ra sông
Cửu Long tập bơi. (97)
Ví dụ: Chúng tôi quá giang theo xuồng của đồng bào đi vào chợ Thiên
Hộ. (88)
Từ “qua”: 4 (8%) để chỉ sự di chuyển tiếp cận đến những địa hình, địa vật cụ thể (như qua Mỹ An, qua Cái Bè ở ví dụ sau), đã được trừu tượng hóa dưới dạng này hay dạng khác và đang là ranh giới trừu tượng về phạm vi cư trú mang tính chất địa dư, hành chính.
Ví dụ: Qua Mỹ An, qua Cái Bè, chúng tôi lại đổ ra hướng bờ sông
Tiền Giang. (89)
Trên đây là những những ý nghĩa điểm hình cho việc lựa chọn sử dụng từ chỉ hướng trong tiểu thuyết Đất rừng phương nam.
Như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng từ chỉ hướng được sử dụng với tần số rất cao trong cả ba tác phẩm đại diện cho các tác phẩm ở ba vùng (miền): Bắc – Trung – Nam. Có lúc trong cùng một câu, xuất hiện đến 4 từ chỉ hướng. Tùy theo nội dung của từng tác phẩm và tùy vào đặc trưng ngôn ngữ của từng vùng (miền) mà từ chỉ hướng được sử dụng với số lượng khác nhau ở mỗi tác phẩm. Chẳng hạn, khác với hai tác phẩm “Ngoại ô” và “Đất rừng phương Nam” thì “Dòng sông phẳng lặng” có thêm sự xuất hiện của từ chỉ hướng “vô” với tần số xuất hiện khá cao, 18 từ. Trong khi đó, không hề có sự xuất hiện của từ “vô” trong tác phẩm “Ngoại ô” và từ “vô” chỉ xuất hiện hai lần trong tác phẩm “Đất rừng phương nam”. Từ “vô” cũng là từ được người dân Thừa Thiên Huế sử dụng rất nhiều trong sinh hoạt đời sống hằng ngày.
Nhìn chung, cách sử dụng từ chỉ hướng trong 3 tác phẩm trên khá thống nhất với cách sử dụng từ chỉ hướng theo các đặc điểm không gian thường gặp trong cách tư duy của người Việt. Văn học là bức tranh phản ánh hiện thực xã hội một cách sống động nhất. Từ chỉ hướng được sử dụng với tần số cao trong các tác phẩm văn học cũng đã khẳng định rằng, trong việc diễn tả sự di chuyển
đến một địa điểm nào đấy, người Việt Nam rất thích dùng những động từ chỉ hướng như lên, xuống, vào/vô, ra, qua, về để miêu tả cụ thể hơn là dùng những từ trung lập như đi, đến, tới.
2.3. Thống kê phân loại từ chỉ hướng được sử dụng trong điều tra thực tế cư dân ở các vùng (miền)