Mô hình tri nhận không gian vật lý của người Việt qua cách dùng từ chỉ hướng

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 69 - 70)

chỉ hướng

“Đối với Việt Nam, nét đặc trưng và đặc sắc nhất của bản đồ tri nhận

không gian toàn bộ đất nước này là sơ đồ định vị định hướng vào Nam – ra Bắc – một vấn đề cho đến gần đây vẫn chưa được giải thích thật thấu

đáo.” [12, tr 182 ]. Nguyễn Tài Cẩn trong bài báo của mình đã lý giải về lai

nguyên và đặc điểm của lối nói “vào (trong) Nam”, “ra (ngoài) Bắc”. Theo ông, lối nói này phải có từ khoảng đầu thế kỉ thứ XV trở về trước, khi đó lãnh thổ Việt Nam mới bao gồm vùng Bắc Bộ và giải đất từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên. Xét về địa hình thì so với vùng châu thổ sông Hồng, giải đất Bắc Trung Bộ có địa hình khá hẹp, lại là vùng biên giới, nhiều nơi mới chiếm được còn man rợ, bí hiểm; cho nên từ đây mới sinh ra cách định hướng từ nơi xuất phát Bắc Bộ là vào, từ nơi xuất phát Bắc Trung Bộ là ra trong sự di chuyển giữa hai vùng và điều này hoàn toàn phù hợp với ngữ nghĩa của hai động từ vào/ra. Hơn nữa, xét về mặt địa lý thì cũng là sự tình cờ mà nơi không gian rộng thoáng lại là Bắc Bộ, còn nơi không gian hẹp, kín lại là Bắc Trung Bộ; từ đó lối nói vào/ra như trên lại nhận thêm một nội dung ngữ nghĩa mới: đi về phía Nam hơn (từ đồng bằng Bắc Bộ) thì nói vào, đi về phía Bắc hơn (từ vùng Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên) thì nói ra. Ví dụ:

vào Bố Chính/Thuận Hóa (từ Kẻ Chợ). ra Nghệ An/Đông Đô (từ Thuận Hóa).

Từ thế kỉ XV cho đến nay nhiều sự kiện lịch sử khác của công cuộc Nam tiến “mang gươm đi mở nước” với sự ra đời của những vùng địa lý hành chính và địa danh mới như: những Lộ Nam Giới, Quảng Nam Thừa Tuyên (đầu Lê), Đàng Trong – Đàng Ngoài hoặc Nam Hà – Bắc Hà (thời Trịnh,

Nguyễn) và ba kì Bắc – Trung – Nam (triều Nguyễn)… đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của người Việt Nam về thế đối lập Bắc – Nam trong cách định hướng ra/vào của họ.

Ngày nay, sơ đồ định hướng chung vào Nam – ra Bắc được sử dụng trong tiếng Việt hiện đại như sau: hướng chung này chỉ được dùng khi nói về sự di chuyển từ vùng miền này tới vùng miền khác trên đường thiên lí – từ Bắc Bộ vào Trung Bộ hoặc Nam Bộ, từ Trung Bộ ra Bắc Bộ và vào Nam Bộ, từ Nam Bộ ra Trung Bộ và Bắc Bộ. Ví dụ:

Từ Hà Nội vào Huế Từ Sài Gòn ra Huế

Từ Huế ra Hà Nội/ vào Sài Gòn

Tuy nhiên, trong nội bộ từng vùng thì có sự khác biệt hơn. Dựa vào kết quả điều tra được về cách sử dụng các từ chỉ hướng ra/vô, lên/xuống, qua/về

của cư dân ba thành phố Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh như đã trình bày ở chương hai của luận văn, có thể xác lập các bản đồ tri nhận không gian vật lý chung của người Việt và bản đồ tri nhận không gian vật lý đặc thù từ các vùng miền địa phương qua việc sử dụng từ chỉ hướng.

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 69 - 70)