Mô hình tri nhận không gian địa lý

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 37 - 39)

Đây là nhóm từ mang ý nghĩa không gian cụ thể, biểu hiện hướng thẳng đứng và hướng chân trời. Ý nghĩa không gian cụ thể này có khả năng gắn liền với tính chất biểu tượng, và ý nghĩa biểu tượng này không tách rời với điều kiện tự nhiên và phương hướng bầu trời Việt Nam ( vốn đã được khúc xạ thành nhận thức tương đối của con người Việt Nam). Cụ thể:

-Xuống:

+ Di chuyển từ không gian có độ cao đến không gian có độ thấp hơn ( trong so sánh tương đối)

+ Đồng thời cũng có thể hiểu là sự di chuyển từ núi đến đồng bằng. -Lên:

+ Di chuyển từ không gian có độ thấp đến không gian có độ cao hơn ( trong so sánh tương đối)

-Ra:

+ Di chuyển từ không gian hẹp đến không gian rộng hơn ( trong so sánh tương đối)

+ Di chuyển từ Nam đến Bắc ( tùy theo vị trí tương đối trên địa hình tự nhiên Việt Nam)

-Vào:

+ Di chuyển từ không gian rộng đến không gian hẹp hơn ( trong so sánh tương đối)

+ Di chuyển từ Bắc đến Nam ( tùy theo vị trí tương đối trên địa hình tự nhiên Việt Nam)

-Qua:

+ Chuyển động ngang ( hoặc xuyên) qua một địa hình địa vật cụ thể trong quá trình chuyển động không gian. Ví dụ: Qua cầu, qua sông. Cầu, sông ở đây không phải là đích không gian, không phải là giới hạn cuối cùng mà chủ thể cần đạt tới trong vận động. Đây là đối tượng cần vượt qua để sau đó trở lại trạng thái bình thường như trước khi vượt qua trong quá trình chuyển động.

- Về:

+ Chuyển động không gian theo thế đối nghịch của một quá trình vận động khác có cùng phạm vi giới hạn không gian; ở đây chủ thể vận động lấy điểm xuất phát trước làm đích cho quá trình sau.

- Thấp gắn liền với biển và hướng Đông; cao gắn liền với núi và hướng Tây. Đó là hiện thực và đó cũng là lô gich đối với người Việt Nam.

- Mối tương quan về độ rộng – hẹp của địa hình Việt Nam đang ứng một cách dễ thấy với mối liên hệ Bắc – Nam ( thông qua nhận thức) đã tạo thành sự chấp nhận lô – gich; và chính sự chấp nhận lô – gich này chuyển hóa thành áp lực của văn cảnh, đưa lại cho vào thêm nét nghĩa vận động từ Bắc đến Nam ( theo địa hình Việt Nam) như chúng ta đã biết.

Có thể khẳng định rằng, nghĩa không gian theo hướng thẳng đứng và hướng chân trời là nghĩa đầu tiên của những từ chỉ hướng vận động nêu trên.

Nghĩa mang sắc thái địa hình và hướng bầu trời gắn liền với điều kiện địa lý tự nhiên Việt Nam là nghĩa xuất hiện sau, chúng được hình thành trong quá trình vận dụng. Chúng không thể nào xuất hiện sớm hơn nghĩa gốc, nếu xét về mặt lô gich. Cụ thể: Lên = = = = = = = = = = Thấp……….cao Biển………..núi Đông……….tây Xuống = = = = = = = = = = Cao………..thấp Núi………...biển Tây………...đông Vào = = = = = = = = = = Rộng………hẹp Nam………...bắc Ra = = = = = = = = = = Hẹp……….rộng Nam………bắc Qua = = = = = = = = = = Bên này………bên kia

Chúng ta có thêm những mô hình tri nhận không gian xã hội như sau:

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w