Di chuyển giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 66 - 168)

Bảng 2.4

Nơi xuất phát Nơi đến Đặc điểm kg gian trội

Đặc điểm kg khác

Từ chỉ hướng

lựa chọn Tỉ lệ Tp Hồ Chí Minh Bình Dương Ngoại vi về

phía Đông Xuống/Về Qua 46% 23% Tp Hồ Chí Minh Bà Rịa – Vũng Tàu Thấp Ra biển Xuống/Về Ra 56% 25% Tp Hồ Chí Minh Đà Lạt- Lâm Đồng Cao Lên 50%

Tp Hồ Chí Minh Cần Thơ Thấp Xuống/Về 77%

Tp Hồ Chí Minh Tiền Giang Thấp Về/Xuống 83%

Tây Ninh Tp Hồ Chí Minh

Cao Không gian vùng trung tâm Lên Về/Xuống 43% 42% Đồng Nai Tp Hồ Chí Minh Thấp Không gian vùng trung tâm Xuống/Về Lên Vào 39% 33% 19% Long An Tp Hồ Chí Minh Cao Không gian vùng trung tâm Xuống/Về Lên Vào 25% 50% 12% An Giang Tp Hồ Chí Minh

Cao Không gian vùng trung tâm Lên Xuống/Về 50% 27% Cà Mau Tp Hồ Chí Minh

Cao Không gian vùng trung tâm Lên Xuống/Về 57% 27% 2.4. TIỂU KẾT

Chúng tôi đã thống kê, phân loại từ chỉ hướng có trong vốn từ điển và từ chỉ hướng được sử dụng trong ba tác phẩm: Ngoại ô, Dòng sông phẳng

lặng, Đất rừng phương nam. Thống kê, phân loại từ chỉ hướng qua phiếu điều tra 300 cư dân ở ba thành phố Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh là nguồn số liệu chính được chúng tôi lựa chọn cho quá trình viết luận văn.

Qua kết quả điều tra như đã thống kê, phân loại ở trên, chúng tôi nhận thấy kết quả lựa chọn từ chỉ hướng của cư dân ở thành phố Huế tập trung hơn của cư dân hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, do thành phố Huế có phạm vi không gian hẹp, cư địa hình rõ ràng, và cư dân ở thành phố Huế chủ yếu là những người Huế gốc, rất ít có người ở những nơi khác đến sinh sống như ở Hà Nội và Hồ Chí Minh, họ có sự tri nhận về không gian rõ ràng với chính những địa điểm vốn rất quen thuộc ở nơi mà họ đã được sinh ra, lớn lên và sinh sống, làm việc. Khác với thành phố Huế, Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai thành phố có diện tích quá lớn, trong không gian rộng như vậy thì cư dân ở đây khó có thể nắm bắt hết những đặc điểm không gian nơi mình sinh sống cho nên cách lựa chọn từ chỉ hướng ít tập trung, mà được dàn đều. Hơn nữa, đây là hai thành phố có dân số đông nhất cả nước và người dân từ khắp mọi nơi trên đất nước về đây sinh sống, nên có thể họ không thể biết hết được mọi địa điểm ở trong thành phố. Mặt khác, có thể trong quá trình điều tra các nhân chứng được lựa chọn chưa đảm bảo sự thông hiểu đặc điểm không gian nơi họ sinh sống.

Từ những kết quả qua điều tra thực tế nêu trên, chúng tôi nhận thấy có nhiều cư dân có một bản đồ tri nhận không gian về vùng đất nơi mình sinh sống khá rõ ràng, điều này rất thuận lợi đối với việc lựa chọn từ chỉ hướng, nhưng cũng có nhiều cư dân sụ tri nhận này chưa thực sự rõ ràng cho nên vẫn có những sự lưỡng lự khi lựa chọn từ chỉ hướng thích hợp. Ngoài ra, những không gian được đưa ra điều tra có thể đan chéo nhiều đặc điểm khác nhau, vì vậy sự lựa chọn từ chỉ hướng còn phụ thuộc vào đặc điểm không gian trội nằm trong sự liên tưởng của nhân chứng. Điều này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ chỉ hướng với sự tri nhận không gian của người dùng.

CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH TRI NHẬN KHÔNG GIAN QUA TỪ CHỈ HƯỚNG TRONG TIẾNG VIỆT

“Trong việc diễn tả sự di chuyển đến một địa điểm nào đấy, người Việt Nam thường thích dùng những động từ có hình tượng, có khả năng miêu tả cụ thể như lên, xuống, vào, ra, sang, qua, về thay cho những động từ trung lập kiểu như đi, đến, tới...” [ 1, tr 121]

Khi dùng các động từ này, người sử dụng cần có sự hiểu biết sâu sắc đặc điểm không gian mà mình đang di chuyển. Vì người nói phải xác định được vị trí điểm xuất phát của hành động di chuyển trong sự đối lập với vị trí của điểm đến. Ví dụ nói lên Chùa Từ Đàm thì vị trí xuất phát tại thời điểm nói phải thấp hơn nơi đến (chùa Từ Đàm).

Con người, trong môi trường sống nhất định, thường có cách hình dung về không gian bao quanh mình, dòng sông, con đường, núi rừng, vùng cao, vùng thấp, không gian rộng hẹp v.v. làm hệ tọa độ gốc cho việc định hướng không gian. Đây chính là không gian tri nhận của con người.

Chính vì vậy, nội dung chương này là đi sâu nghiên cứu cách sử dụng từ chỉ hướng vận động để giúp người nghiên cứu tìm hiểu được cách tri nhận không gian của cộng đồng người trong môi trường sống của họ.

Trong thực tế của cuộc sống, một địa điểm được xác định đôi lúc có thể bao gồm nhiều đặc điểm không gian, không gian vật lý địa hình, địa thế, không gian xã hội gồm vùng trung tâm, vùng ngoại vi, không gian tâm linh liên quan đến những nơi thờ tự thiêng liêng. Chính vì vậy, chọn một từ chỉ hướng vận động để nói về hoạt động di chuyển còn phản ảnh cả sự cân nhắc của người nói trước những khả năng xác lập các kiểu không gian trên. Nhà ngôn ngữ học người Mỹ L. Talmy thấy rằng: “cách dùng các từ không gian tùy chỗ người nói

đặt điểm nhìn của anh ta vào đâu, tùy chỗ anh ta chú trọng đến thuộc tính không gian nào được chú trọng, nổi trội hơn ở sự vật.” [15, tr 252]

3.1. Mô hình tri nhận không gian vật lý của người Việt qua cách dùng từ chỉ hướng chỉ hướng

“Đối với Việt Nam, nét đặc trưng và đặc sắc nhất của bản đồ tri nhận

không gian toàn bộ đất nước này là sơ đồ định vị định hướng vào Nam – ra Bắc – một vấn đề cho đến gần đây vẫn chưa được giải thích thật thấu

đáo.” [12, tr 182 ]. Nguyễn Tài Cẩn trong bài báo của mình đã lý giải về lai

nguyên và đặc điểm của lối nói “vào (trong) Nam”, “ra (ngoài) Bắc”. Theo ông, lối nói này phải có từ khoảng đầu thế kỉ thứ XV trở về trước, khi đó lãnh thổ Việt Nam mới bao gồm vùng Bắc Bộ và giải đất từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên. Xét về địa hình thì so với vùng châu thổ sông Hồng, giải đất Bắc Trung Bộ có địa hình khá hẹp, lại là vùng biên giới, nhiều nơi mới chiếm được còn man rợ, bí hiểm; cho nên từ đây mới sinh ra cách định hướng từ nơi xuất phát Bắc Bộ là vào, từ nơi xuất phát Bắc Trung Bộ là ra trong sự di chuyển giữa hai vùng và điều này hoàn toàn phù hợp với ngữ nghĩa của hai động từ vào/ra. Hơn nữa, xét về mặt địa lý thì cũng là sự tình cờ mà nơi không gian rộng thoáng lại là Bắc Bộ, còn nơi không gian hẹp, kín lại là Bắc Trung Bộ; từ đó lối nói vào/ra như trên lại nhận thêm một nội dung ngữ nghĩa mới: đi về phía Nam hơn (từ đồng bằng Bắc Bộ) thì nói vào, đi về phía Bắc hơn (từ vùng Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên) thì nói ra. Ví dụ:

vào Bố Chính/Thuận Hóa (từ Kẻ Chợ). ra Nghệ An/Đông Đô (từ Thuận Hóa).

Từ thế kỉ XV cho đến nay nhiều sự kiện lịch sử khác của công cuộc Nam tiến “mang gươm đi mở nước” với sự ra đời của những vùng địa lý hành chính và địa danh mới như: những Lộ Nam Giới, Quảng Nam Thừa Tuyên (đầu Lê), Đàng Trong – Đàng Ngoài hoặc Nam Hà – Bắc Hà (thời Trịnh,

Nguyễn) và ba kì Bắc – Trung – Nam (triều Nguyễn)… đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của người Việt Nam về thế đối lập Bắc – Nam trong cách định hướng ra/vào của họ.

Ngày nay, sơ đồ định hướng chung vào Nam – ra Bắc được sử dụng trong tiếng Việt hiện đại như sau: hướng chung này chỉ được dùng khi nói về sự di chuyển từ vùng miền này tới vùng miền khác trên đường thiên lí – từ Bắc Bộ vào Trung Bộ hoặc Nam Bộ, từ Trung Bộ ra Bắc Bộ và vào Nam Bộ, từ Nam Bộ ra Trung Bộ và Bắc Bộ. Ví dụ:

Từ Hà Nội vào Huế Từ Sài Gòn ra Huế

Từ Huế ra Hà Nội/ vào Sài Gòn

Tuy nhiên, trong nội bộ từng vùng thì có sự khác biệt hơn. Dựa vào kết quả điều tra được về cách sử dụng các từ chỉ hướng ra/vô, lên/xuống, qua/về

của cư dân ba thành phố Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh như đã trình bày ở chương hai của luận văn, có thể xác lập các bản đồ tri nhận không gian vật lý chung của người Việt và bản đồ tri nhận không gian vật lý đặc thù từ các vùng miền địa phương qua việc sử dụng từ chỉ hướng.

3.1.1. Mô hình tri nhận không gian vật lý qua việc sử dụng một số từ chỉ hướng tiêu biểu hướng tiêu biểu

Cách hình dung về hướng di chuyển Bắc Nam của người Việt (như đã trình bày ở trên) không phải là sự sao chép hay mô phỏng cách định hướng theo các phương thiên văn Nam – Bắc. Một số tọa độ giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng không gian và sử dụng từ chỉ hướng của người Việt Nam đó là:

- Con sông và hướng di chuyển của dòng nước từ thượng nguồn (ở vị thế cao, gần núi) xuống biển, là cơ sở cho việc chọn các cặp từ chỉ hướng

- Trục tọa độ Bắc Nam được xác định theo đường thiên lý (quốc lộ 1) qui định sự lựa chọn từ chỉ hướng vào (vô)/ra

- Địa thế cao của núi và thấp của đồng bằng là cơ sở cho việc chọn các cặp từ chỉ hướng lên/xuống, lên/về.

- Vùng không gian rộng hẹp qui định cặp từ chỉ hướng vô/ra

3.1.2. Một số mô hình tri nhận không gian vật lý đặc thù từ các vùng miền địa phương qua việc sử dụng từ chỉ hướng miền địa phương qua việc sử dụng từ chỉ hướng

Ngoài địa thế chung như trên, ở mỗi vùng miền địa phương tùy vào vị thế địa hình sẽ có những đặc điểm không gian khác nhau, xác định trục tọa độ để định vị không gian. Cư dân ở mỗi vùng – Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ - ở Việt Nam dường như có riêng một bản đồ tri nhận không gian của mình.

3.1.2.1 Một số mô hình tri nhận không gian vật lý đặc thù của thành phố Hà Nội qua việc sử dụng từ chỉ hướng Hà Nội qua việc sử dụng từ chỉ hướng

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính (sông Hồng, Kim Ngưu, Tô Lịch). Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ ở phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², Hà Nội hiện nay gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Khu vực nội thành có một

số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Theo sự nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, sử học và Hà Nội học thì Hà Nội xưa mà trung tâm khu vực Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần rộng khoảng 400 ha, là một đô thị sông – hồ được bao bọc bởi một “tứ giác nước”:

Nhị Hà quanh bắc sang đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này

Với những điều kiện về mặt địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội như đã nêu trên thì chúng ta có thể thiết lập các đặc trưng không gian, từ đó hình thành nên các mô hình không gian vật lý đặc thù của thành phố Hà Nội như sau:

- Đối với việc di chuyển đến vùng không gian rộng như hồ, sân vận động, chợ, sân bay thì các nhân chứng đều lựa chọn thống nhất từ ra. Ngay

trong bản thân những từ này cũng đã gợi lên trong liên tưởng cuả chúng ta là một vùng không gian rộng, thế nên tỷ lệ sử dụng từ ra rất cao. Ví dụ: Cột cờ Hà Nội ra Hồ Tây (47%), ra Hồ Hoàn Kiếm (31%), từ Cung văn hóa Hữu Nghị ra Hồ Hoàn Kiếm (44%), ra Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, ra Chợ Đồng Xuân, ra Sân bay Nội Bài… Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chọn từ lên để chỉ sự di chuyển đến các hồ, vì vị trí địa lý mà nhân chứng được điều tra đang đứng thấp hơn vị trí các hồ. Ví dụ: Những nhân chứng ở các Quận khu vực trung tâm Nội Thành di chuyển đến Hồ Tây ở phía Bắc của thành phố thì dùng lên Hồ Tây (37%), lên Hồ Hoàn Kiếm (31%), nhân chứng ở Tây Nội Thành: lên Hồ Tây (40%), lên Hồ Hoàn Kiếm (47%), nhân chứng ở Đông Nam Nội Thành: lên Hồ Tây (42%), lên Hồ Hoàn Kiếm (37%). Hay những nhân chứng ở khu vực Ngoại Thành thì lại chọn lên Sân bay Nội Bài (41%),

lên Chợ Đồng Xuân (47%).

- Cách định hướng lên/xuống của người dân Hà Nội về cơ bản là chịu sự quy định của những hiểu biết chung về địa hình của thành phố từ xa xưa được lưu truyền lại trong đó phía Bắc và phía Tây được coi là cao, còn phía

Nam và phía Đông là thấp. Tuy nhiên, sự phân biệt này không có tính tuyệt đối, bởi vì một vị trí cụ thể ở phía Tây thành phố trên thực tế có thể lại thấp nên thay vì dùng từ lên, phải dùng từ xuống.

- Hướng di chuyển từ bên này qua bên kia sông Hồng được dùng thống nhất cặp từ qua/về . Ví dụ: Từ Đài truyền hình Việt Nam qua Ga Gia Lâm, nhân chứng ở Đông Nam Nội Thành: qua Cầu Thăng Long (32%), ở trung tâm Nội Thành: qua Cầu Thăng Long (23%). Nhân chứng ở phía Bắc Huyện Từ Liêm hay ở Huyện Đông Anh vẫn chọn từ qua vì để chỉ sự di chuyển qua

sông, nhưng người ở phía Nam Huyện Từ Liêm hay ở Huyện Thanh Trì thì lại chọn từ lên, vì Cầu Thăng Long ở phía Bắc của thành phố.

- Hướng di chuyển giữa các Quận dù có cách sông hay không cách sông thì từ qua vẫn được thống nhất lựa chọn. Ví dụ: Quận Ba Đình qua Quận Tây Hồ (46%). Di chuyển giữa hai Quận trung tâm của thành phố: Quận Hoàn Kiếm

qua Quận Ba Đình (47%), di chuyển từ Quận Đông Nam Nội Thành đến Quận

Tây Nội Thành: Quận Hai Bà Trưng qua Quận Cầu Giấy (27%), di chuyển giữa hai Quận có cách sông: Quận Đống Đa qua Quận Long Biên (38%). Quận Hà Đông nằm ở phía Nam Hà Nội, nên từ xuống được lựa chọn với tỉ lệ cao hơn những từ khác (48%), tuy nhiên, người Hà Nội vẫn chọn cách nói “vào Hà Đông”, lý do là vì trong quá khứ trước đây Hà Đông là nơi rừng rú, kín đáo, bí hiểm, cũng như cách nói lâu nay: “vào rừng”.

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra những gợi ý trong cách dùng từ qua và

từ sang của người mền Bắc. Từ qua thường được người miền Bắc dùng để chỉ sự di chuyển mà khoảng cách từ nơi xuất phát đến nơi đến là rất gần, từ sang lại dùng để chỉ sự di chuyển mà khoảng cách của hai địa điểm có thể xa hơn như có sự phân biệt khá là tế nhị về mặt ngữ dụng của từ qua và từ sang. Trong các tác phẩm văn học vẫn có những trường hợp người miền Bắc dùng ngược lại, như trong bài thơ Hương Thầm của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn có câu:

Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,

Một phần của tài liệu sự tri nhận không gian qua từ chỉ hướng trong tiếng việt (Trang 66 - 168)