Hai mức độ thích hợp trong việc dạy học cho học sinh dự đoán, suy luận có lý

Một phần của tài liệu góp phần rèn luyện cho học sinh khá, giỏi khả năng dự đoán, suy luận có lý trong dạy học toán ở trường phổ thông (Trang 90 - 92)

- Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học

2.3. Hai mức độ thích hợp trong việc dạy học cho học sinh dự đoán, suy luận có lý

suy luận có lý

Dạy học phát hiện giải quyết vấn đề "là hình thức có hiệu quả để tổ chức sự tìm tịi trí tuệ khi tiếp thu tri thức thông qua việc giải quyết các vấn đề" (M. Grugliắc 1997, tr. 70).

Chúng ta biết, đặc trưng cơ bản của dạy học GQVĐ là "tình huống có vấn đề". Tư duy chỉ bắt đầu khi và ở nơi xuất hiện tình huống có vấn đề. Có nhiều cách tạo tình huống có vấn đề như:

- Dự đốn nhờ xét trực quan và thực nghiệm; - Lật ngược vấn đề;

- Xem xét tương tự; - Khái quát hóa;

- Giải bài tập chưa biết thuật giải;

- Phát hiện nguyên nhân và sửa chữa sai lầm, ...

Như vậy, giáo viên tạo tình huống có vấn đề để học sinh tích cực giải quyết vấn đề cũng là môi trường để rèn luyện cho học sinh khả năng dự đốn, suy luận có lý. Vấn đề đặt ra là, trong ba cấp độ của dạy học GQVĐ, cấp độ nào phù hợp trong việc dạy cho học sinh dự đốn, suy luận có lý; có nên để học sinh tự mình khám phá tất cả tri thức của mơn học hay không? Ai cũng biết rằng, sẽ tốt biết bao khi tính tích cực, tự giác độc lập của học sinh, được phát huy đến độ cao nhất. Thế nhưng "học sinh khám phá tất cả tri thức của

mơn học thì đương nhiên khơng thể được, bởi lẽ một mặt khơng thể có đủ quỹ thời gian và phương tiện, mặt khác khơng phải mọi người đều có khả năng làm được điều đó, đều có thể trở thành bác học, hơn nữa lại là bác học trên tất cả các lĩnh vực" (I. Ia. Lecne 1977, tr. 35). Đành rằng, việc nghiên cứu kiến thức mới của học sinh ở góc độ nào đó có mục đích nhận thức "gần giống" với q trình phát minh của các nhà bác học, tuy nhiên điều kiện tìm tịi, nghiên cứu của họ có nhiều khác biệt:

- Động cơ làm việc của nhà bác học rõ ràng, mạnh mẽ, tính tự giác cao, cịn với học sinh không phải vấn đề nào cũng lôi cuốn đưa họ chú ý, gây được nhu cầu hứng thú, tập trung sức lực, trí tuệ;

- Nhà bác học có trình độ tư duy phát triển, có nhiều khả năng tự lực nghiên cứu, đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Cịn học sinh thì trình độ hạn chế, nhiều khi không đủ sức giải quyết được các vấn đề đặt ra trong bài học;

- Nhà bác học có nhiều thời gian để suy nghĩ, để thử nghiệm. Cịn thời gian của học sinh rất ít lại phải chi phối cho nhiều mơn học, có nhiều vấn đề bác học phải mất đến hàng chục năm để nghiên cứu thì học sinh phải giải quyết trong một tiết học;

- Nhà bác học có hoặc có thể tạo ra những phương tiện kỹ thuật mới nhất để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Cịn trong nhà trường, chúng ta chỉ trang bị cho học sinh phương tiện học tập rất hạn chế. Chưa nói đến nhiều trường chưa có được trang bị phương tiện học tập.

Vì những lý do trên mà có thể dễ dàng đồng tình với ý kiến sau đây của I. Ia. Lecne: "Do bản chất xã hội của nó, dạy học là sự truyền thụ, kinh nghiệm do xã hội tích lũy cho thế hệ trẻ. Cho nên một tổ chức dạy học trong đó học sinh phải khám phá lại tất cả những điều mà loài người biết được trước đây và được quy định trong chương trình học, là một điều ít nhất cũng là kỳ quái. Bởi vậy

quan niệm dạy học nêu vấn đề như là quá trình học sinh "phát minh" liên tục các tri thức là một quan niệm không thể chấp nhận được"(I. Ia. Lecne 1977, tr. 69).

Phương pháp học tập là do mục tiêu giáo dục quyết định, mà mục tiêu giáo dục lại được quy định bởi nhu cầu của hoạt động thực tiễn, của đời sống xã hội. Đương nhiên đời sống cần những con người sáng tạo, có khả năng khám phá, nhưng vẫn có những cơng việc, những hoạt động chỉ đòi hỏi người ta biết vận dụng những tri thức trong kho tàng văn hóa của nhân loại và khơng phải do bản thân mình tìm ra. Chẳng hạn, trên rất nhiều lĩnh vực, người ta chỉ cần sử dụng Xác suất, Thống kê như những tri thức thực hành chứ khơng nhất thiết phải tự mình khám phá ra tri thức đó. Bởi vậy, trong nhà trường, trong khi nhấn mạnh sự cần thiết áp dụng những PPDH mang tính chất tìm tịi, nghiên cứu, khám phá, chúng ta không loại trừ những PPDH ứng dụng những tri thức có sẵn, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo.

Có thể nói rằng, học sinh chưa có thể áp dụng ngay một cách đầy đủ phương pháp làm việc của các nhà khoa học, mà giáo viên chỉ có thể làm cho họ bắt đầu làm quen với phương pháp đó và tạo điều kiện cho học sinh thực hiện một số khâu trong q trình tìm tịi ở những mức độ khác nhau. Trên cơ sở đó, chúng ta đưa ra hai mức độ thích hợp trong việc dạy cho học sinh dự đốn, suy luận có lý: Thuyết trình phát hiện và GQVĐ; Đàm thoại phát hiện và GQVĐ.

Một phần của tài liệu góp phần rèn luyện cho học sinh khá, giỏi khả năng dự đoán, suy luận có lý trong dạy học toán ở trường phổ thông (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w