H A= B= C= D = 2.
2.1. Bàn về định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Sự phát triển xã hội và đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Điều này được phản ánh trong Nghị quyết của Hội nghị lần thứ II của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VIII): "Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ..., có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và cơng nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật ..." (Văn kiện Hội nghị lần thứ II, Khóa VIII, 1997, tr. 28, 29).
Theo tinh thần Nghị quyết này, cùng với những thay đổi về nội dung, cần phải có những đổi mới căn bản về PPDH. Phải thừa nhận rằng trong tình trạng hiện nay, việc dạy học theo kiểu thuyết trình tràn lan vẫn đang ngự trị. PGS. TS Trần Kiều đã nhận xét: "Giáo viên vẫn dạy theo cách như đã dạy từ mấy chục năm qua, với phương pháp "thuyết trình có kết hợp đàm thoại" là chủ yếu, về thực vẫn là "thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ". Trong mấy năm gần đây xuất hiện một hiện tượng là sử dụng khá phổ biến cách dạy "thầy đọc trị chép" thậm chí "thầy đọc, chép và trị chép", dạy theo kiểu nhồi nhét, dạy chay, dạy theo kiểu luyện thi ..." (Trần Kiều 1997, tr. 11).
Mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người xây dựng xã hội cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa với thực trạng lạc hậu của PPDH đã làm nảy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới PPDH ở tất cả các cấp học. Định hướng đổi mới PPDH hiện nay là tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo. Định hướng này cịn được gọi tắt là "Hoạt động hóa người học".
Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định. Phát hiện được những hoạt động như vậy trong một nội dung là vạch được một con đường để người học chiếm lĩnh nội dung đó và đạt được những mục tiêu dạy học khác, cũng đồng thời là cụ thể hóa được mục tiêu dạy học nội dung đó và chỉ ra được một cách kiểm tra xem mục tiêu dạy học có đạt được hay không và đạt được đến mức độ nào. Cho nên điều căn bản của PPDH là khai thác những hoạt động như trên tiềm tàng trong mỗi nội dung để đạt được mục tiêu dạy học. Nó hồn tồn phù hợp với luận điểm cơ bản của giáo dục học Mácxít cho rằng con người phát triển trong hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động. Cụ thể hóa Định hướng trên, ta thấy rõ những hàm ý sau đặc trưng cho PPDH hiện đại: