- Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học
2.2. Về một số phương pháp hoặc xu hướng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH
cầu đổi mới PPDH
Để góp phần đổi mới PPDH, chúng ta khơng chỉ dừng lại ở việc nêu Định hướng "hoạt động hóa người học", mà cần phải đi sâu vào những PPDH cụ thể như những biện pháp để thực hiện Định hướng này.
Trong dạy học GQVĐ, thầy giáo tạo ra những tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, tận lực huy động tri thức và khả năng của mình nhằm GQVĐ, để họ khơng chỉ đạt được
kết quả GQVĐ mà quan trọng hơn, họ còn học được cách thức GQVĐ, học bản thân việc học.
Trong dạy học dựa vào Lý thuyết tình huống, thầy giáo thiết lập mơi trường có dụng ý sư phạm để chủ thể học tập bằng thích nghi (đồng hóa và điều tiết) với mơi trường đó, nơi sinh ra những mâu thuẫn, những khó khăn và sự mất cân bằng.
Có thể nói, Lý thuyết Kiến tạo là lý thuyết dạy học tổng quát nhất, tự nó cũng đã chứa đựng một số ý tưởng cơ bản của dạy học GQVĐ. "Lý thuyết Kiến tạo cho rằng, hoạt động học tập phải lặp lại ít nhất là một phần các đặc điểm cấu thành của hoạt động khoa học, như là một đảm bảo cho việc kiến tạo một cách có hiệu quả các kiến thức chính xác. Tất nhiên đây khơng phải là sự phát minh lại cái mà nhà khoa học đã phát minh, mà là tạo điều kiện để học sinh nắm được vấn đề vừa sức với mình, làm xuất hiện ở học sinh nhu cầu kiến tạo các kiến thức mới" (Trần Kiều 1997, tr. 21, 22). Mơ hình dạy học kiến tạo được xây dựng dựa trên bốn giả thuyết sau:
Học trong hành động: Giả thuyết này có nguồn gốc từ cơ sở tâm lý học
của Thuyết kiến tạo. Học là hành động thích ứng của người học. Do đó dạy học phải là dạy hành động, tổ chức các tình huống học tập địi hỏi sự thích ứng của học sinh, qua đó học sinh kiến tạo được kiến thức, đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách của mình.
Học là vượt qua trở ngại: Kiến thức mới chỉ được xác lập trên cơ sở
những kiến thức đã có, đồng thời làm biến đổi những quan niệm cũ sai lạc hoặc trái ngược với nó. Như vậy việc học tập đích thực chỉ diễn ra khi người học phá vỡ được những quan niệm sai lầm cũ, vượt qua được những trở ngại về mặt trí tuệ. Học tập khơng chỉ là sự tiếp thu mà chính là sự biến đổi về nhận thức.
Học trong tương tác xã hội: Nhận thức của con người tiến triển trong
sự tương tác xã hội và xung đột xã hội về nhận thức. Việc học tập sẽ thuận lợi và có hiệu quả hơn qua việc thảo luận và tranh luận giữa những người cùng học.
Học thông qua hoạt động giải quyết vấn đề: Hoạt động GQVĐ được
thực hiện thông qua hoạt động trả lời các câu hỏi. Mỗi kiến thức khoa học đều là lời giải đáp cho mỗi câu hỏi. Nếu khơng có câu hỏi, khơng có vấn đề thì cũng khơng có kiến thức khoa học. Do đó trong việc dạy học kiến tạo, nhiệm vụ quan trọng là phải tổ chức được tình huống có vấn đề.
Đáp ứng được yêu cầu đổi mới trên, có nhiều phương pháp dạy học mới. Trong đó, phù hợp hơn cả với tình hình nước ta hiện nay là xu hướng
Dạy học phát hiện và GQVĐ. "Giải quyết vấn đề" khơng cịn chỉ thuộc phạm
trù phương pháp, mà đã trở thành mục đích của dạy học, được cụ thể hóa thành một thành tố của mục tiêu trên là "năng lực giải quyết vấn đề" - năng lực có vị trí quan trọng hàng đầu để con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội tương lai.
Dạy học GQVĐ là kiểu dạy (nhằm phân biệt với các kiểu dạy học khác)
có nét đặc trưng là giáo viên trực tiếp tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện ra vấn đề, hoạt động tự giác và tích cực để GQVĐ. Thơng qua đó mà lĩnh hội tri thức rèn luyện kỹ năng và đạt được các mục đích học tập khác.
Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học GQVĐ là tình huống có vấn đề.
Đặc trưng thứ hai là, học sinh hoạt động tự giác, tích cực chủ động sáng tạo; tận lực huy động tri thức và khả năng của mình để phát hiện và GQVĐ chứ khơng phải chỉ nghe thầy giảng một cách thụ động.
Đặc trưng thứ ba là, mục tiêu dạy học không phải chỉ làm cho học sinh lĩnh hội kết quả của quá trình phát hiện và GQVĐ, mà còn là ở chỗ, làm cho họ phát triển khả năng tiến hành những quá trình như vậy. Nói cách khác, học sinh được học bản thân việc học.
Tùy theo mức độ độc lập của học sinh trong hoạt động học tập mà người ta phân dạy học phát hiện và GQVĐ thành 3 cấp độ:
- Tự nghiên cứu vấn đề;
- Đàm thoại phát hiện và giải quyết vấn đề; - Thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề.
Nếu chỉ dừng lại các PPDH truyền thống từ trước đến nay, thì chắc chắn sẽ khơng đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng học tập của học sinh - khi mà mục tiêu, nội dung được điều chỉnh, đổi mới; khi các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất dần có sự thay đổi theo hướng đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, nói đổi mới khơng có nghĩa là phủ nhận sạch trơn các phương pháp dạy học truyền thống. Chúng ta phải nhìn nhận được ưu, nhược của PPDH truyền thống, từ đó có ý thức kế thừa, phát huy những yếu tố tích cực. Chẳng hạn trong 3 nhóm các PPDH truyền thống (nhóm các PP dùng lời, nhóm các PP trực quan, nhóm các PP thực hành), về mặt hoạt động nhận thức thì nhóm các PP thực hành chứa đựng nhiều yếu tố tích cực, chúng ta cần tiếp tục phát huy. Dạy học theo nhóm PP này, học sinh được trực tiếp thao tác trên đối tượng dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tự lực khám phá tri thức mới.
Trong mỗi tiết học, không hẳn chỉ thực hiện theo một PPDH (dù rằng PPDH mới) đã là hay, là đủ. Giáo viên phải biết căn cứ vào điều kiện, môi trường dạy học, đối tượng học sinh, nội dung bài dạy mà lựa chọn, phối hợp các PPDH thích hợp. Đơn cử chỉ riêng vấn đề trình độ của học sinh, một lớp học khơng thể có được sự đồng đều trình độ nhận thức. Nếu giáo viên chỉ sử
dụng PPDH khám phá hay GQVĐ ở mức độ học sinh tự nghiên cứu vấn đề, thì vơ tình giáo viên bỏ rơi mất lớp đối tượng học sinh yếu kém trong lớp. Nếu giáo viên biết kết hợp giữa dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề (gồm cả cấp độ thuyết trình), dạy học phân hóa (phân hóa nội tại), giao nhiệm vụ phù hợp với trường hợp đối tượng học sinh thì sẽ kích thích được đa số học sinh trong lớp hoạt động.