Tình hình cơ bản của Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – VPBank

Một phần của tài liệu quy trình định giá và quản lý tài sản thế chấp tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank (Trang 39 - 43)

- Tổng chi phí cải tạo hoặc phát triển BĐS

1. Tình hình cơ bản của Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – VPBank

1. Tình hình cơ bản của Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng –VPBank VPBank

1.1. Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) là một ngân hàng Thương mại Cổ phần được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 và Giấy phép số 1535/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 04 tháng 9 năm 1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 10 tháng 9 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm.

Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, P.Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

1.2. Các hoạt động chính của VPBank

1.2.1. Hoạt động ngân hàng của VPBank

► Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

► Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu để huy động bốn trong nước và nước ngoài.

► Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: - Cho vay;

- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ khác có giá trị; - Bảo lãnh ngân hàng;

- Phát hàng thẻ tín dụng;

- Bao thanh tốn trong nước; bao thanh tốn quốc tế;

- Các hình thức cấp tin dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. ► Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

► Cung ứng các phương tiện thành toán. ► Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:

- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác phù hợp với quy định của pháp luật.

1.2.2. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước

VPBank được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

1.2.3. Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các hình thức huy động vốn khác

VPBank được vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngồi theo quy định của pháp luật.

pháp luật.

1.2.4. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán

► VPBank được tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.

► VPBank được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

1.2.5. Tham gia thị trường tiền tệ

VPBank được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán cơng cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.

1.2.6. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh

► VPBank được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm Ngoại hối; Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật.

► Đối với những sản phẩm dịch vụ cần được chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, VPBank chỉ được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

1.2.7. Nghiệp vụ ủy thác và đại lý

VPBank được quyền ủy thác , nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

1.2.8. Các hoạt động kinh doanh khác của VPBank

► Cung ứng dịch vụ bảo hiểm; làm đại lý bảo hiểm.

► Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng; tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an tồn.

► Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua bán, hợp nhất, sát nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.

► Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. ► Dịch vụ môi giới tiền tệ.

► Kinh doanh vàng.

► Lưu ký chứng khoán và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

► Thực hiện các hoạt động khác mà quy định của pháp luật cho phép.

1.3. Phòng Định giá Tài sản Bảo đảm Hội sở

Phòng Định giá Tài sản Bảo đảm trực thuộc Hội sở VPBank (Phòng ĐGTSBĐ HO) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ phòng Thẩm định tài sản thuộc Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ khu vực hà Nội theo quyết định số 670/2010/QĐ-HĐQT ngày 04 tháng 11 năm 2010. Phịng ĐGTSBĐ HO có nhiệm vụ:

► Chủ trì xây dựng và hồn thiện hệ thống các chuẩn mực trong việc định giá tài sản bảo đảm cho phù hợp với tình hình thực tế và bảo đảm an tồn cho VPBank;

► Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn phân hạng, bảng giá và thực hiện việc phân hàng tài sản bảo đảm;

► Thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản bảo đảm: - Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản bảo đảm;

- Thẩm định và chịu trách nhiệm về giá trị thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố nhằm đảm bảo cho khoản câos tín dụng của VPBank.

► Lập báo cáo định giá tài sản phản hồi cho đơn vị yêu cầu theo thời gian quy định;

► Định kỳ tái định giá tài sản bảo đảm;

► Liên hệ với các cơ quan định giá chuyên nghiệp bên ngồi, văn phịng quản lý nhà đất … trong các vấn đề liên quan đến định giá, tái thẩm định;

► Thu thập, cập nhật hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai, nhà, xưởng, kho bãi … nhằm phục vụ tốt công tác thẩm định tài sản bảo đảm;

► Thực hiện các công việc khác do Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành giao.

Một phần của tài liệu quy trình định giá và quản lý tài sản thế chấp tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank (Trang 39 - 43)

w