Đánh giá công tác quản lý tài sản thế chấp là Bất động sản tại VPBank

Một phần của tài liệu quy trình định giá và quản lý tài sản thế chấp tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank (Trang 76 - 78)

II- Tài sản gắn liền với đất

3.2.Đánh giá công tác quản lý tài sản thế chấp là Bất động sản tại VPBank

3. Đánh giá quy trình định giá và quản lý tài sản thế chấp là Bất động sản tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – VPBank

3.2.Đánh giá công tác quản lý tài sản thế chấp là Bất động sản tại VPBank

3.2.1. Những kết quả đạt được của công tác quản lý tài sản thế chấp là Bất động sản tại VPBank

Công tác quản lý BĐS thế chấp của VPBank khá chặt chẽ và bài bản so với các ngân hàng thương mại hiện nay, phù hợp với các quy định của Nhà nước, có định kỳ kiểm tra hàng tháng và kiểm tra bất thường, do vậy tối đa hóa khả năng phát hiện sự biến đổi của giá BĐS, của chủ tài sản thế chấp, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời.

Khâu nhập kho tài sản bảo đảm được tiến hành cẩn trọng tránh thất lạc, nhầm lẫn hồ sơ giả về BĐS cũng đã hạn chế được rất nhiều rủi ro cho VPBank.

Hợp đồng soạn sẵn đối với BĐS thế chấp chặt chẽ mà linh động phù hợp với mọi loại hình BĐS thế chấp. Giúp cho khâu soạn hợp đồng được rút gọn và giảm thời gian, cho khách hàng được vay vốn nhanh hơn.

3.2.2. Hạn chế của công tác quản lý tài sản thế chấp là Bất động sản tại VPBank

Đến 05 hàng tháng, chi nhánh đều phải gửi đơn yêu cầu định giá lại cho các BĐS thế chấp, công việc này chiếm khá nhiều thời gian làm việc và hơi rườm rà. Nhiều khi khâu kiểm tra hàng tháng cịn sơ sài, khơng thực hiện đúng với quy định.

Ngân hàng đơi lúc gặp phải trường hợp khó khăn khi xử lý BĐS thế chấp để thu hồi nợ, khó khăn này xuất hiện chủ yếu là do cơ chế, chính sách xử lý BĐS thế chấp cịn phức tạp, thời gian xử lý BĐS thế chấp của các cơ quan có thẩm quyền có thể kéo dài 6 tháng, 1 năm có khi 2 năm, điều này làm cho vốn của ngân hàng bị ứ đọng và có

khi giá trị BĐS bị giảm sút.

3.2.3. Nguyên nhân dẫn đến ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý bất động sản thế chấp tại VPBank

 Nguyên nhân dẫn đến ưu điểm

Ngân hàng VPBank đã nhận thực được phải kiểm soát, quản lý chặt chẽ BĐS thế chấp. Việc quản lý tốt sẽ làm giảm đi rất nhiều rủi ro và tăng khả năng thu hồi nọ cho ngân hàng. Do có nhận thức tốt, nên ngân hàng đã kết hợp chặt chẽ giữa phòng ĐGTSBĐ và các phòng ban khác, chi nhánh trong khâu quản lý BĐS thế chấp. Nếu BĐS thế chấp có bất cứ điều gì bất thường xảy ra thì ngân hàng cũng có thể nhận biết ngay và xử lý kịp thời.

Một nguyên nhân khá quan trong khi ngân hàng thực hiện tốt cơng tác quản lý BĐS thế chấp đó là các cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ quan hệ khách hàng đã cẩn trọng, cẩn thận và kiểm tra thường xuyên tình trạng khách hàng và tình trạng BĐS, đơn đốc khách hàng trả lãi vay và trả nợ đúng hẹn.

Lý do khách quan tác động đến công tác quản lý là các cơ quan nhà nước đã có trách nhiệm thơng báo cho ngân hàng những bất thường xảy ra đối với BĐS thế chấp đã đăng ký tài sản bảo đảm, từ đó ngân hàng có thể quản lý dễ dàng hơn.

 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Càng ngày lượng tín dụng thế chấp BĐS càng tăng, số lượng BĐS thế chấp của ngân hàng là khá lớn, khó có thể định kỳ kiểm tra chặt chẽ lại được tồn bộ các BĐS do vậy nhiều lúc khơng thể tránh khỏi những thiếu sót trong khâu quản lý, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ.

Một nguyên nhân khách quan là do khó khăn, thách thức đối với ngân hàng trong quá trình xử lý BĐS vì cơ chế, chính sách về BĐS thế chấp chưa hồn thiện, rõ ràng.

Một phần của tài liệu quy trình định giá và quản lý tài sản thế chấp tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – vpbank (Trang 76 - 78)