Phát triển đô thị

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, TƯƠNG TÁC GIỮA NGHÈO VÀ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 27 - 29)

II. GDP (giá thực tế) tỷ đồng 5.905 14.278 44.172 19,3 25,

2.3.2 Phát triển đô thị

Phân khu chức năng đô thị của thành phố tương đối rõ nét. Quận Ninh Kiều, là trung tâm đô thị của thành phố Cần Thơ, mật độ dân số cao, có đơ thị phát triển lâu đời, nơi tập trung hầu hết các cơ sở dịch vụ quan trọng về tài chính – ngân hàng, giáo dục – đào tạo, khoa học cơng nghệ, y tế, văn hố, thể dục thể thao, truyền hình, xuất bản, báo chí…trung tâm hành chánh – chính trị của thành phố, bố trí một số cơ quan quan trọng của trung ương. Quận Bình Thuỷ là đơ thị chiếm giữ cơ sở hạ tầng quan trọng (KCN, Sân bay, bến cảng). Quận Cái Răng với đô thị hiện hữu, KCN và Cảng biển (Cái Cui), tiềm năng khu đơ thị mới Nam Cần Thơ. Quận Ơ Mơn, được xác định như khu đô thị - cơng nghiệp mới. Quận Thốt Nốt, đơ thị hố mạnh tập trung ở thị trấn Thốt Nốt trước đây, là đầu mối giao thông thuỷ bộ, nối liền các tỉnh lân cận và các huyện của thành phố Cần Thơ, KCN (Thốt Nốt). Mạng lưới chiếu sáng đô thị được mở rộng, tổng công suất chiếu sáng công cộng đô thị đạt 2,34KW với sản lượng điện tiêu thụ hàng năm khoảng 8,4 triệu KWh. Hệ thống cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thơng đã phủ kín tồn thành phố, bán kính phục vụ bưu chính là 1,7 km/điểm phục vụ, với số dân phục vụ bình quân là 7.729 người/điểm.

28

Các khu dân cư (KDC) đã được hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng như các KDC: 91B, Diệu Hiền, 586, Long Thịnh, Cồn Cái Khế, Cồn Khương, Khu Cái Sơn – Hàng Bàng, khu tái định cư Thới Nhựt, khu tái định cư siêu thị Metro Cash, khu tái định cư phục vụ đường tỉnh 923, khu tái định cư phục vụ chợ gạo Thốt Nốt, các KD vượt lũ và thành phố hiện đang tiếp tục đầu tư nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ giai đoạn 1. Đồng thời, thành phố cũng đang xoá bỏ các quy hoạch treo và điều chỉnh các quy hoạch hiện có theo hướng phù hợp với yêu cầu mới.

Sự phát triển đô thị dọc theo tuyến sông Hậu, khơng kiểm sốt sẽ làm mất dần cảnh quan, không gian hiện hữu, gia tăng áp lực môi trường. Cơ sở hạ tầng xử lý ô nhiễm mơi trường cịn yếu và chưa đồng bộ. Sử dụng chung mạng ống – cống thoát nước (nước mưa và nước thải) đổ trực tiếp ra sông/rạch, tại các đường thuộc khu vực ven đô thị và các khu hẻm dân cư đang đô thị hố cịn sử dụng các mương đất để thốt nước, dẫn đến tình trạng ứ đọng – ngập nước mỗi khi có mưa lớn kéo dài ở nhiều đường phố trung tâm nội ơ, kể cả những nơi có tuyến cống chính. Hiện trạng này gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và kinh doanh của người dân, đặc biệt ở những con hẻm hoặc dọc theo kênh rạch lại là nơi người dân nghèo sinh sống, họ trở nên khó khăn hơn trước tình trạng ngập lụt và ơ nhiễm từ hệ thống xả thải hiện tại của thành phố.

Các vấn đề về mơi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị bền vững: (i) Suy giảm nguồn tài nguyên nước ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, phát triển giao thông và xử lý nước thải, (ii) suy thoái tài nguyên đất, (iii) Thay đổi đa dạng sinh học, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước và tài nguyên thủy sinh, (iv) gia tăng chất thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp và các khu/cụm/tuyến dân cư nông thôn, (v) rủi ro sự cố môi trường và thiên tai, đặc biệt do biến đổi khí hậu và các hoạt động sử dụng nước trên thượng nguồn sông Mekong. Hiện nay trên địa bàn thành phố chưa có bãi rác hợp vệ sinh, các bãi rác đang hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ mơi trường. Hình thức thu gom phân loại rác tại nguồn cịn khó khăn chưa thực hiện được, nhiều nơi còn xử lý chất thải rắn bằng phương pháp thủ công, rác thải y tế còn được đổ chung vào rác thải sinh hoạt tại các KDC, rác thải tại các cơ sơ y tế tư nhân chưa quản lý được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống dân cư.

Quy hoạch không hợp lý, quy hoạch “treo” và các vấn đề liên quan đến “hậu giải phóng mặt bằng” ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế của một bộ phận dân cư trong vùng bị quy hoạch. Sự chuyển đổi về nơi ở và điều kiện sinh kế làm cho một bộ phận thích nghi tốt, song, một bộ phận cư dân khác trở nên khó khăn hơn. Họ dễ trở thành người nghèo ở đô thị hoặc người nghèo sẽ càng nghèo hơn.

Đơ thị hố chưa đồng bộ, cịn tồn tại vành đai nơng thơn rộng lớn bao quanh các trung tâm quận (đặc biệt là Bình Thuỷ, Ơ Mơn và Thốt Nốt), người dân cịn mang đặc điểm văn hố truyền thống, lối sống, phong tục tập quán, ý thức cộng đồng, gia tộc và gia

29

đình nơng thơn, khác với lối sống thành thị, nghề nghiệp gắng với ruộng đất và các nghề thủ công dẫn đến chưa hình thành được nếp sống của một xã hội công nghiệp. Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế phi nông nghiệp làm lui dần kinh tế nông nghiệp, bên cạnh một số ưu điểm như: việc giá trị đất đai tăng, thu hút được đầu tư từ nơi khác đến, giao thông thuận tiện, đưa người dân nơng thơn xích lại gần hơn với người thành thị, phương tiện thông tin truyền thông thuận tiện, hưởng thụ tốt hơn dịch vụ xã hội, một bộ phận lao động có việc làm mới,… tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: một bộ phận người lao động khơng có trình độ/người già khơng có việc làm, thu nhập và trở thành người nghèo của đô thị; giá đất tăng dẫn đến việc người dân bán đất lấy tiền, một khi gặp phải điều kiện sống không phù hợp, họ trở thành người mất tiền, mất phương tiện sản xuất và cũng trở thành người nghèo của đô thị.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, TƯƠNG TÁC GIỮA NGHÈO VÀ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)