II. GDP (giá thực tế) tỷ đồng 5.905 14.278 44.172 19,3 25,
3 Viện Khí tượng, Thủy văn và Mơi trường,
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận
5.1 Kết luận
Thành phố Cần Thơ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực ĐBSCL chịu tác động mạnh mẽ của tiến trình đơ thị hóa và biến đổi khí hậu, đặc biệt là những tác hại của thiên tai và các thay đổi bất thường của thời tiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiến trình đơ thị hóa ở Cần Thơ đã làm xuất hiện một bộ phận người nghèo do mất đất nông nghiệp và ảnh hưởng bởi các dự án phát triển đô thị khiến cho họ phải tái định cư, mất công ăn việc làm, thay đổi sinh kế,... Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đã giúp người nghèo vượt qua khó khăn đồng thời với việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội đã giúp một bộ phận lớn cư dân đơ thị có điều kiện sản xuất, tạo việc làm,.... tuy nhiên vấn đề nghèo đói vẫn đang là thách thức lớn cho mục tiêu phát triển bền vững và các vấn đề lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Đánh giá chung về hiện trạng và xu hướng của thành phố Cần Thơ: vị trí địa lý thuận lợi, vừa là trung tâm của vùng ĐBSCL, vừa là đô thị cửa ngõ quốc tế của vùng hạ lưu sơng Mê Cơng, thuộc vùng khí hậu ơn hịa, ít bị thiên tai và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất. Kinh tế thành phố có mức tăng trưởng cao, cơng nghiệp và dịch vụ đang có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Tốc độ đơ thị hóa, hạ tầng kỹ thuật và xã hội được cải thiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đơ thị hóa thành phố. Hệ thống các chủ trương và chính sách của thành phố đối với công tác giảm nghèo đang phát huy hiệu quả giúp được bộ phận cư dân ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, do tác động của đơ thị hóa và tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tác động đến một bộ phận cư dân nghèo gặp khó khăn trong cuộc sống. Đơ thị hóa nhanh nhưng chưa đồng đều khiến cho mất cân bằng mật độ dân số, đầu tư phát triển hạ tầng chưa đồng bộ đặc biệt là đối với các quận mới và ven đô khiến khoảng cách chênh lệch về mức sống của người dân giữa khu vực đô thị và khu vực nơng thơn ln có xu hướng tăng. Tác động của các yếu tố thời tiết bất lợi, thiên tai do BĐKH trên địa bàn đặc biệt là tình trạng ngập úng, tình trạng sạt lở bờ sơng rạch đã ảnh hưởng lớn đến phát triển hạ tầng và đời sống của cư dân đô thị nghèo.
Đặc điểm cơ bản của các nhóm cư dân nghèo và dễ bị tổn thương, bao gồm:
(i) nhà ở, tiện nghi sinh hoạt và điều kiện sống thiếu thốn, khó tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giải trí...;
(ii) trình độ học vấn thấp, khơng có tay nghề, việc làm và thu nhập khơng ổn định (lao động giản đơn và không bền vững);
88
(iv) hiểu biết chưa đầy đủ và có thái độ "bàng quan" đối với BĐKH
(v) khá "nhạy cảm" với thời tiết cực đoan (sức khỏe, nhà ở) và các yếu tố xã hội (đơ thị hóa, biến động của thị trường, lao động việc làm và tiền lương,.. )
Đối với tính tương quan giữa nghèo và dễ bị tổn thương không thể hiện rõ trong các kết quả nghiên cứu nhưng có sự tương quan chặt chẽ giữa các điều kiện sống, thu nhập, việc làm với tình trạng nghèo và dễ bị tổn thương. Liên quan đến tính tương quan, theo đa số các chuyên gia ở các Sở ngành và địa phương điều cho rằng: hầu như khi khơng có tác động của các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết cực đoan, BĐKH và các tác động xã hội khác thì người nghèo đơ thị nói chung và người nghèo trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng vốn dĩ vẫn nghèo bởi ngun nhân chính của nghèo là sự thiếu thốn các nguồn vốn sinh kế (trình độ học vấn, tư liệu sản xuất, quan hệ xã hội, nguồn vốn, nghề nghiệp,..) khiến cho họ khó có thể có được nguồn thu nhập và cuộc sống ổn định.
5.2 Đề xuất
Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ các mong muốn của người nghèo, bao gồm:
(i) đối với mong muốn có chỗ ở ổn định và điều kiện sống tốt hơn: vận dụng các chính sách về nhà ở cho đối tượng chính sách (nhà tình nghĩa, nhà đại đồn kết hoặc chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp).
(ii) đối với mong muốn có thu nhập ổn định: tăng cường các chính sách và thực thi hiệu quả các chương trình đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho các đối tượng có nhu cầu hỗ trợ.
(iii) đối với mong muốn có sinh kế ổn định, cụ thể là muốn con em được học nghề để có nghề và việc làm ổn định - "thốt nghèo bền vững": vận dụng các chính sách đào tạo nghề dài hạn ở các trình độ trung cấp, cao đẳng nghề và tạo điều kiện để các đối tượng chính sách có việc làm ổn định.
(iv) đối với mong muốn hiểu biết nhiều hơn và tham gia các chương trình ứng phó BĐKH của thành phố Cần Thơ: tăng cường các hoạt động truyền thông, huấn luyện các kỹ năng ứng phó với BĐKH. Đặc biệt là tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các chương trình/dự án nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai, ngập lụt và thoát nghèo trên địa bàn do thành phố và các tổ chức phi chính phủ thực hiện.
Đồng thời nghiên cứu cũng đề xuất 5 dự án liên quan đến giảm nghèo và giảm nhẹ tổn thương do biến đổi khí hậu để lãnh đạo thành phố và các Sở ngành có liên quan xem xét.
Trong tương lai, quá trình thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và các chính sách ưu đãi, trợ giúp của
89
Chính phủ sẽ mang lại nhiều cơ hội để thành phố Cần Thơ mở ra một thời kỳ phát triển mới với các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng đô thị và tăng trưởng kinh tế ổn định; đồng thời các điều kiện này cũng là nền tảng vững chắc để thành phố giải quyết các vấn đề xã hội như nghèo, dễ tổn thương, lao động việc làm,.. giúp cho cuộc sống của người dân đô thị ngày càng tốt hơn.
90