II. GDP (giá thực tế) tỷ đồng 5.905 14.278 44.172 19,3 25,
2.3.3 Đặc điểm văn hóa và định cƣ của cƣ dân Cần Thơ
Nằm dọc theo bờ tây sông Hậu, một trong những đặc điểm nổi tiếng về định cư của người Cần Thơ là hoạt động chủ yếu của người dân dựa trên sông Hậu và các nhánh đường thủy và kênh rạch liên kết với con sơng này. Điều này giải thích cho sức thu hút mạnh nhất của thành phố Cần Thơ chính là “nền văn minh sông nước” hay “nền văn minh nơng nghiệp” tạo nên một dấu ấn văn hóa riêng biệt của thành phố. Với loại hình cư trú này, có một sự kết hợp giữa nhà ở và vườn, xung quanh nhà cửa trang trí với nhiều màu sắc, có nhiều vườn cây ăn trái hoặc vườn hoa. Vì vậy, ngay cả trong hiện tại, dù cơ sở hạ tầng đường bộ phát triển nhanh chóng, giao thơng vận tải đường sơng của thành phố vẫn cịn đóng một vai trị thích đáng trong cuộc sống người dân và trong niềm hứng thú của khách du lịch. Hầu như tất cả các ngôi nhà được xây dựng dọc theo sông Hậu, các nhánh sông và các kênh liên kết đều có mặt tiền hướng ra các kênh và sơng này, mặc dù vậy những ngơi nhà này cũng có một mặt tiền hướng ra đường. Tuy nhiên, ở một số địa điểm nơi có những cư dân nghèo sinh sống trong những ngôi nhà tranh dọc theo các nhánh sông nhỏ hoặc các con rạch nhỏ, nhà ở rất nhỏ và thơ sơ là một ví dụ rõ ràng của tình trạng nghèo khó và sự khác biệt giữa người giàu và người người nghèo trong thành phố. Hơn nữa, tình hình nhà ở tạm bợ dọc theo nhánh sơng chứng minh một điều kiện sống đầy rủi ro, thiếu các biện pháp thích đáng để đối mặt với rủi ro và các thảm họa tự nhiên, đòi hỏi phải có chiến lược đối phó với các giải pháp khả thi.
Một đặc điểm khá nổi bật của định cư ở Cần Thơ là nhà ở trên ghe hay còn gọi là “nhà trên ghe”. Người dân sử dụng ghe thuyền cho tất cả các hoạt động, từ sinh sống đến hoạt động kinh doanh, thương mại, du lịch, thậm chí cho việc học tập. Cư dân sống trong nhà trên ghe có nguồn gốc khác nhau như di dân từ các tỉnh khác, hộ kinh doanh nhỏ, người khơng có đất ở, các cặp vợ chồng trẻ từ gia đình nghèo hoặc khơng có
30
đất,... di cư từ địa phương này đến địa phương khác mưu sinh, điều đáng quan tâm là gặp rất nhiều khó khăn đối với trẻ em đến tuổi đi học.
Một khía cạnh khác của định cư của thành phố Cần Thơ hiện nay được thể hiện qua việc thiết lập các khu vực ứng phó mới xây dựng để đối mặt với lũ lụt ngày càng thường xuyên hơn, gây rủi ro cho tính mạng con người và sinh kế. Đặc biệt, các địa phương tiếp giáp với các vùng ngập sâu như tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang, đã phải đối mặt với những trận lũ ngập sâu nhất từ 1 đến 2 m, trong khi ở các khu vực khác nước ngập xấp xỉ từ 0,5 đến 0,8 m. Thành phố Cần Thơ đã đưa ra một loạt các chương trình nhà ở cho cư dân địa phương, những người đã sống trong các khu vực bị ngập sâu.
Theo Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ, thực hiện Quyết định số 173/QĐ-Ttg ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL tập trung đầu tư để nâng cấp độ cao và nền đất, xây dựng nhà ở cho cư dân địa phương thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt, trong giai đoạn 2001 - 2005 Cần Thơ đã xây dựng 24 cụm dân cư và 1 tuyến dân cư, cụ thể:
+ Huyện Vĩnh Thạnh đã có 11 cụm dân cư là xã Thạnh An, thị trấn Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Quới, Trung Hưng, Thạnh Lộc, Sáu Bọng, Vĩnh Trinh, Thạnh Mỹ, Ba Đá, Thạnh Phú với 1.440 hộ (chiếm 95,9% trên 1.501 hộ theo kế hoạch);
+ Huyện Cờ Đỏ đã có 2 cụm dân cư là Thới Đơng, Đơng Hiệp với 273 hộ (100% đã hồn thành theo kế hoạch);
+ Huyện Thới Lai (huyện mới thành lập) đã có 8 cụm dân cư là Đơng Bình, Đơng Thuận, Trường Xuân, khu vực Trường Xuân mở rộng, Trường Xuân A, Thới Lai, Định Môn, Trường Thành, với 768 hộ (77, 4% trên 992 hộ theo kế hoạch);
+ Huyện Cờ Đỏ đã có 1 cụm dân cư là Trung Thạnh với 23 hộ (100% đã hoàn thành theo kế hoạch);
+ Huyện Phong Điền huyện đã có 2 cụm dân cư là Trường Long và Trường Long A với 284 hộ (100% đã hoàn thành theo kế hoạch);
+ Quận Bình Thủy đã có 1 tuyến dân cư là Cồn Sơn, bao quanh cụm dân cư hiện có; + Quận Cái Răng đã có 1 cụm dân cư đã trở thành khu tái định cư, theo công văn số 1462/UBND-QH ngày 04 tháng 04 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
Có 2.788 hộ gia đình (90,7% tổng số 3.073 hộ gia đình theo kế hoạch) đã được định cư trong các khu dân cư này.
Đối với giai đoạn hai sau năm 2009, thực hiện Quyết định số 1403/QĐ-TTg ngày 31 tháng 08, năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án bổ sung các cụm, tuyến dân cư phục vụ cư dân địa phương sống trong khu vực phải đối mặt với lũ lụt và xói
31
mịn dọc theo sơng, các kênh rạch ở Thành phố Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ đã có kế hoạch xây dựng 8 cụm dân cư cho 2.503 hộ gia đình:
+ Bình Thủy đã có 1 cụm dân cư ở Trà Nóc, cho 185 hộ gia đình trong một khu vực rộng 4,6 ha;
+ Huyện Phong Điền đã có 2 cụm dân cư ở Phong Điền, Trường Long (giai đoạn 2) cho 1,035 hộ gia đình trong một khu vực rộng 25,9 ha;
+ Huyện Vĩnh Thạnh đã có 5 cụm dân cư ở Vĩnh Thành, Vĩnh Trinh, Vĩnh Qui, huyện Thạnh An mở rộng, Thạnh Tiến, Thạnh Mỹ mở rộng cho 1.283 hộ gia đình trong một khu vực rộng 32,1 ha.
Cũng theo Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ, điều kiện sống của cư dân định cư tại khu dân cư mới đã được cải thiện do an toàn hơn với nhà được xây dựng chắc chắn trên nền đất đắp cao, gần các trường học cho trẻ em, trường đào tạo nghề và có chương trình tín dụng cho thay đổi công việc và tạo thu nhập, trang bị khá đầy đủ cơ sở hạ tầng với đường giao thông liên xã, cung cấp điện nước, trường mẫu giáo cho trẻ em...