II. GDP (giá thực tế) tỷ đồng 5.905 14.278 44.172 19,3 25,
2.3.4 Đặc điểm xu hƣớng di cƣ trên địa bàn thành phố Cần Thơ 1 Xu hƣớng di cƣ
2.3.4.1 Xu hƣớng di cƣ
Các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm cả thành phố Cần Thơ) bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xuất cư trong những năm qua, chủ yếu di cư ra khỏi nông thôn và các lý do kinh tế, trong khi thành phố Cần Thơ cũng được quan tâm do nhập cư từ các tỉnh khác (có lẽ chủ yếu là từ các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long). Xu hướng di cư ở thành phố Cần Thơ thuộc các nhóm:
+ Di cư trong phạm vi thành phố Cần Thơ: một phần dân số nơng thơn có thể di cư ra khu vực đô thị của thành phố Cần Thơ, vì lý do kinh tế hoặc để tiếp cận các dịch vụ công cộng tốt hơn. Tuy nhiên, việc di cư này khơng ảnh hưởng đến dân số trong tồn thành phố Cần Thơ.
+ Di cư khỏi thành phố Cần Thơ: việc di cư này liên quan đến người dân rời thành phố Cần Thơ vì nhiều lý do, chẳng hạn như lý do kinh tế (đến thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn) hoặc vì lý do khí hậu ("người tị nạn khí hậu" rời khỏi vùng đồng bằng). + Di cư đến thành phố Cần Thơ: hình thức di cư này đề cập đến những người sống ở các tỉnh ở đồng bằng sơng Cửu Long hoặc thậm chí ở các vùng khác trên đất nước đến Cần Thơ để tìm điều kiện sống tốt hơn và/hoặc cơ hội làm việc kinh doanh. Di cư cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong vùng đồng bằng trong những thập kỷ tới.
Theo, cân bằng về di cư cho thành phố Cần Thơ thu được là hiệu số giữa nhập cư và xuất cư từ các tỉnh khác. Số liệu có liên quan cho năm 2009 như sau:
32
Bảng 2.12: Nhập cƣ vào thành phố Cần Thơ năm 2009 Di cƣ trong các quận (ngƣời) Di cƣ liên quận (ngƣời) Di cƣ liên tỉnh (ngƣời) 29 342 19 250 55 589
Cân bằng về di cư ở thành phố Cần Thơ như vậy là khá khiêm tốn trong năm 2009, do chưa hồn thành thực hiện các chương trình kinh tế và xây dựng. Đặc biệt, nhu cầu cho người lao động trong ngành cơng nghiệp và xây dựng trong năm 2009 ít hơn so với hiện nay: kết quả là sẽ có nhiều người nhập cư hơn trong những năm tới, trong khi đó, số dân di cư có thể sẽ giảm.
Bảng 2.13: Cân bằng về di cƣ ở thành phố Cần Thơ năm 2009
Số lƣợng dân nhập cƣ Số lƣợng dân xuất cƣ Cân bằng di cƣ (số lƣợng tịnh/ròng)
55 589 51 346 4 243
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011
2.3.4.2 Điều kiện sống của lao động nhập cƣ ở thành phố Cần Thơ
Đối tượng lao động nhập cư tại các đô thị lớn của thành phố Cần Thơ (Ninh Kiều và Bình Thủy) làm việc tại hầu hết các lĩnh vực khu vực nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp nước ngồi cho đến khu vực kinh tế phi chính thức. Một mặt, lao động nhập cư đã, đang và sẽ cung ứng một nguồn nhân lực đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ mà thành phố cung ứng, góp phần tạo nên sự đa dạng của vốn xã hội,… Mặt khác, lao động nhập cư cũng đã tạo nên một sức ép đáng kể đối với việc quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của họ, đặc biệt trong điều kiện thành phố Cần Thơ chưa được đồng bộ hóa và cịn nhiều sự chuyển đổi. Một số các hạn chế đối với người nhập cư tại các khu đô thị lớn của thành phố Cần Thơ có thể kể đến như:
(i) Tình trạng đăng ký hộ khẩu: những hạn chế về thủ tục của người nhập cư (thời gian sống cố định tại một địa chỉ nào đó, hoặc sự ổn định ở một nơi làm việc trong một khoảng thời gian đủ dài – điều mà số đơng người nhập cư khó có thể đảm bảo) dẫn đến việc họ chỉ đăng ký tạm trú trong một thời gian ngắn. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc quyết định họ có định cư lâu dài hay khơng và phần nào ảnh hưởng đến việc cải thiện sinh kế của họ sau chuyến di cư.
33
(ii) Điều kiện nhà ở (đối với nhóm người di cư tạm thời và tạm thời lâu dài): hiện tại thành phố Cần Thơ có hỗ trợ nhà ở (ký túc xá) cho học sinh, sinh viên với giá thấp (giải quyết trên 6.000 chỗ ở), một số các khu nhà ở dành cho người lao động nói chung (Khu 91B, Khu 148, 178,…) với điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Tuy nhiên, số lượng rất ít so với nhu cầu về nhà ở của người lao động nhập cư ở đô thị Cần Thơ. Một số ít lao động được doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc hỗ trợ chỗ ở, đa phần còn lại là người lao động tự thuê ở các khu nhà trọ. Đối với các khu nhà trọ này, người nhập cư phải đối mặt với việc thiếu tiện nghi về cơ sở hạ tầng, vệ sinh, điều kiện sinh hoạt, giá điện nước cao (thậm chí khơng kiểm sốt được), an ninh trật tự và khơng ổn định, ảnh hưởng phần nào đến chất lượng cuộc sống và điều kiện sinh kế.
(iii) Thị trường lao động: đa phần người nhập cư là những người có việc làm (hoặc ít nhất 1 người trong gia đình di cư có việc làm), lao động nhập cư trẻ nhiều khả năng làm việc có hợp đồng, trình độ học vấn càng cao thì khả năng có hợp đồng càng cao so với lao động phổ thông. Một bộ phận người nhập cư khác hoạt động ở các lĩnh vực kinh tế phi chính thức (bn bán trên xe đẩy, lề đường hoặc hành lang của các chợ,..). Đối với một bộ phận tìm được việc làm ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thì cơng việc khơng ổn định (khơng có hợp đồng hoặc hợp đồng ngắn hạn) đồng thời chịu nhiều áp lực hơn trong đời sống sinh kế của họ, đặc biệt chịu tác động nặng nề từ các mặt trái của đô thị (giá sinh hoạt cao, ô nhiễm môi trường,…).
(iv) Các khía cạnh của cuộc sống nơi chuyển đến và khó khăn: đối với nhóm người nhập cư có thu nhập thấp, sống và làm việc trong điều kiện khó khăn, khơng sạch sẽ, khơng an tồn; khó tiếp cận các chính sách an sinh xã hội như người bản địa (người có sổ hộ khẩu tại Cần Thơ) như hỗ trợ vốn từ các Hội đồn, khơng được tham dự các buổi họp dân ở các tổ dân phố, không được “kêu gọi” tham gia các lớp đào tạo nghề,… Mặc khác, lao động nhập cư phải chi trả tiền thuê nhà, tiền điện và nước ở mức cao hơn, khiến họ phải sống sâu trong các con hẻm và di chuyển ra khu vực ven đô, nhà ở ọp ẹp hơn, thiếu tiện nghi và các điều kiện về vệ sinh (cống rãnh, mương bị ô nhiễm nặng hoặc nơi bị xả thải từ các ống cống),... dẫn đến dễ bị tổn thương trong điều kiện có các tác động về kinh tế, xã hội và thiên tai ngập lụt, triều cường, nắng nóng, mưa bão,... Bên cạnh đó, người nhập cư có thu nhập thấp cịn chịu gánh nặng đối với quê hương của họ, trách nhiệm với gia đình hoặc những rào cản về tâm lý, sự so sánh về lợi ích được đặt ra giữa quê hương của họ và nơi họ chuyển đến (Tổng hợp kết quả PRA và KIP năm 2012).