II. GDP (giá thực tế) tỷ đồng 5.905 14.278 44.172 19,3 25,
3 Viện Khí tượng, Thủy văn và Mơi trường,
4.1.1 Giải quyết các mong muốn sinh kế của ngƣời dân
(i) đối với mong muốn có chỗ ở ổn định và điều kiện sống tốt hơn: vận dụng các chính sách về nhà ở cho đối tượng chính sách (nhà tình nghĩa, nhà đại đồn kết hoặc chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp).
(ii) đối với mong muốn có thu nhập ổn định: tăng cường các chính sách và thực thi hiệu quả các chương trình đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Quan tâm công tác chuyển đổi nghề phi nông nghiệp cho cư dân đô thị các quận có lao động
77
nơng nghiệp chuyển dịch chậm, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động như Bình Thủy, Thốt Nốt, Ơ Mơn; đối với lực lượng lao động khơng có việc làm hoặc việc làm thuộc nhóm lao động giản đơn ở khu vực đơ thị (quận Ninh Kiều, Cái Răng) có thể kết hợp với các chương trình, cơng tác bảo trợ xã hội, gắn với các hoạt động của các doanh nghiệp xã hội để vừa đào tạo nghề vừa tạo công ăn việc làm ổn định cho các đối tượng có nhu cầu hỗ trợ.
(iii) đối với mong muốn có sinh kế ổn định, cụ thể là muốn con em được học nghề để có nghề và việc làm ổn định - "thốt nghèo bền vững": vận dụng các chính sách đào tạo nghề dài hạn ở các trình độ trung cấp, cao đẳng nghề và tạo điều kiện để các đối tượng chính sách có việc làm ổn định.
(iv) đối với mong muốn hiểu biết nhiều hơn và tham gia các chương trình ứng phó BĐKH của thành phố Cần Thơ: tăng cường các hoạt động truyền thông, huấn luyện các kỹ năng ứng phó với BĐKH. Đặc biệt là tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các chương trình/dự án nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai, ngập lụt và thoát nghèo trên địa bàn do thành phố và các tổ chức phi chính phủ thực hiện.
Đặc biệt cần quan tâm đến các nhóm cư dân sinh sống tại các địa bàn dọc theo kênh rạch và khu vực dễ bị ngập lụt. Thực tế cho thấy, sông và kênh rạch hiện nay là các khu vực nguy hiểm do rủi ro lũ lụt cũng như do xói lở bờ, có thể gây sập nhà và thương vong. Người dân trong các hộ gia đình này nói chung là rất nghèo có ít hoặc khơng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ công cộng, như cấp nước và xử lý nước thải (và đôi khi cả cung cấp điện). Hơn nữa, người nghèo có thể khơng có hoặc có ít cơ hội vay tiền và gặp khó khăn trong việc phục hồi nhà cửa sau thiệt hại: bị đặt trong tình thế nguy hiểm và dễ bị tổn thương, mối lo sợ nhất của người nghèo là các thảm họa tự nhiên. Đối với hộ nghèo sinh sống tại các khu vực dễ bị ngập lụt, gồm hai nhóm (i) ở các vùng ngoại ô, hoặc dọc theo đường giao thông được nâng cấp ở các khu vực nông thơn, vẫn cịn tồn tại các nhóm nhà ở tách biệt trong khu vực dễ bị ngập lụt và bị ngập lụt nặng nề trong trường hợp xảy ra các trận lũ hiếm hoặc mức thủy triều dâng rất cao. Tại các khu vực nơng thơn, lũ lụt có thể kéo dài do thời gian dài ngập lũ tự nhiên và/hoặc do hệ lụy của các cơng trình đê bao ngăn lũ, bảo vệ các cánh đồng sản xuất. Cần vận dụng các chính sách hỗ trợ nơi ở trong các khu dân cư tập trung hoặc cụm tuyến dân cư vượt lũ. Chẳng hạn như trường hợp ở Cồn Sơn, một cù lao nhỏ trên sông Hậu thuộc quận Bình Thủy khơng được nối với đất liền bằng cầu, dễ bị lũ lụt và gần như khơng có cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơng cộng. Có khoảng 85 hộ sinh sống và đang trong tình trạng nguy hiểm trong mùa mưa lũ kể do đê bao hay bị vỡ. Tàu thuyền là phương tiện duy nhất để đi lại và để cứu hộ người dân trong trường hợp cần thiết. Trong ngắn và trung hạn, các hoạt động (trồng trọt và ni cá ao) có thể được duy trì với cuộc sống tạm thời hoặc theo mùa, tuy nhiên việc sơ tán là cần thiết trong thời gian có lũ. Đối với người dân, cần giúp họ nhận biết rằng nông nghiệp và nuôi cá ao là không bền vững do mực nước dâng cao hơn mà khơng có đê
78
điều an tồn và các vấn đề xói lở bờ sơng; (ii) đối với khu vực có mật độ thấp ở đơ thị, điều kiện hạ tầng thấp kém (thiếu hệ thống thoát nước mưa, cốt xây dựng thấp hơn cơng trình,.. ) đang ở tình trạng nguy hiểm và dễ bị ngập lụt.
Bên cạnh đó, cần quan tâm đến tác động của ngập lụt do triều cường và mưa lớn ở các đô thị trung tâm như Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy. Một bộ phận nhà ở của các hộ nghèo thấp hơn so với các cơng trình nhà ở khác và cơng trình xây cơng cộng nên thường xuyên bị ngập. Do đó, để giải quyết các vấn đề ngập lụt tại các khu vực này cần thực hiện các nhóm giải pháp cơng trình như: cải tiến hệ thống thoát nước (làm sạch, thêm miệng cống và cống thoát ...); lắp đặt van ở tất cả các cửa xả, tốt nhất là van điều khiển bằng tay có nhân viên chịu trách nhiệm (bao gồm cả các bên liên quan tại địa phương) để đóng van sau khi có cảnh báo; xây dựng các hồ chứa nước kết nối với hệ thống thốt nước; có trạm bơm rút nước mưa tích lũy trong lưu vực chứa nước có kết nối với hệ thống thoát nước trong thời gian thủy triều cao; tăng cường quản lý xây dựng ở các khu đơ thị có xét đến các mực nước tham chiếu mới và nhu cầu gia cố hệ thống thoát nước.