Giao thông

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, TƯƠNG TÁC GIỮA NGHÈO VÀ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 25 - 27)

II. GDP (giá thực tế) tỷ đồng 5.905 14.278 44.172 19,3 25,

2.3.1.1Giao thông

+ Đường bộ: Cần Thơ có 1.064 tuyến đường với tổng chiều dài 2.106,1 km, trong đó: Quốc lộ có 6 tuyến, đường tỉnh 11 tuyến, đường quận/huyện 783 tuyến và đường nông thôn 264 tuyến (Bảng 2.10). Mật độ đường các loại bình quân 1,5 km/km2, trong đó mật độ đường chính (đường quận, huyện trở lên) là 0,92 km/km2, vào loại trung bình so với cả nước, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị.

Chất lượng đường nhìn chung còn yếu, tỉ lệ đường nhựa mới đạt 84,2% đối với đường huyện, 47,7% đối với đường đô thị và 49,5% đối với đường nông thôn. Đặc biệt là thành phố vẫn một số xã, phường chưa có đường ô tô đến trung tâm; hệ thống cầu trên đường tỉnh và đường huyện còn ở cấp thấp, nhiều cầu chỉ đảm bảo thông xe 4 bánh tải trọng nhỏ hoặc xe 2 bánh, hạn chế không nhỏ đến khả năng vận chuyển vật tư, hàng hóa nông sản.

Bảng 2.10 Thống kê hiện trạng hệ thống đƣờng bộ TP. Cần Thơ

Loại đường Chiều dài (km) Số tuyến Kết cấu mặt (km) Tỉ lệ nhựa hóa (%) Bê tông nhựa Nhựa + Xi măng Cấp phối đá hoặc đường đất Quốc lộ 135,8 6 88,2 47,6 0,0 100,0 Đường tỉnh 158,6 11 52,5 106,1 0,0 100,0 Trục chính đô thị 23,5 4 23,5 0,0 0,0 100,0 Đường huyện 160,9 23 0,0 135,5 25,4 84,2 Đường đô thị 822,8 756 281,1 111,0 430,7 47,7 Đường xã 804,5 264 263,8 134,2 406,5 49,5 TỔNG CỘNG 2.106,1 1.064 709,1 534,4 862,6 59,0

Nguồn: Quy hoạch giao thông thành phố Cần Thơ đến năm 2020

+ Đường thủy nội địa: Thế mạnh giao thông thủy của TP. Cần Thơ là sông Hậu (đoạn chạy qua thành phố dài 50 km) và các tuyến vận tải quốc gia, gồm: TP.HCM – Cà Mau (sông Hậu – sông Cần Thơ – kênh Xà No), TP. HCM – Kiên Lương (sông Hậu – kênh Rạch Sỏi), rạch Ô Môn – kênh Thị Đội – cửa sông Cái Bé. Đường thủy nội địa địa phương, gồm: 6 tuyến do Thành phố quản lý với chiều dài 85 km và các tuyến do quận, huyện quản lý với chiều dài 380 km. Ngoài ra, thành phố còn có hàng ngàn km sông, kênh, rạch nhỏ tự nhiên và kênh thủy lợi nối liền các thôn, ấp. Nhìn chung mạng lưới đường thủy phân bố khá đều, thuận lợi cho vận chuyển sản phẩm từ các tỉnh về thành phố và giữa các địa phương trong thành phố, nhưng nhiều tuyến bị bồi lắng và bị lấn chiếm.

+ Hạ tầng giao thông đường thủy: sông Hậu là tuyến hàng hải quốc tế chính ở vùng ĐBSCL, đoạn qua Cần Thơ có 3 cảng lớn là Hoàng Diệu (cách trung tâm thành phố 8 km về phía thượng lưu), Trà Nóc (cách trung tâm thành phố 15 km về phía thượng lưu) và Cái Cui (cách trung tâm thành phố 10 km về phía hạ lưu), có khả năng lưu thông tầu 1-2 vạn tấn.

26

+ Đường hàng không: sân bay Cần Thơ đã được nâng cấp, cải tạo thành cảng hàng không quốc tế, phục vụ tốt cho nhu cầu vận chuyển của thành phố và các tỉnh vùng ĐBSCL.

+ Giao thông công cộng: hệ thống giao thông công cộng tại thành phố Cần Thơ chủ yếu là xe buýt: trong khi vận chuyển trên sông vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho vận chuyển hàng hoá và nguyên vật liệu, cũng như cho du lịch và cá nhân, phương tiện giao thông công cộng/tập thể hiện nay vẫn là xe buýt. Cần Thơ có hệ thống các trạm xe gồm: trạm xe buýt Cần Thơ (trên quốc lộ 91B) đáp ứng tiêu chuẩn số 1 có diện tích 3.5 ha và công suất phục vụ 2 000 hành khách mỗi ngày; bến xe Hùng Vương (bến xe Cần Thơ cũ) có diện tích 4 000 m² và có sức chứa 70 chiếc xe; bến xe Ô Môn (chủ yếu là cho xe buýt đậu) có diện tích 3 000 m² có nền đất và các công trình tạm thời; bến xe Thốt Nốt có diện tích 3 000 m² với nền bê tông nhựa đường. Bãi này là nơi đậu cho khoảng 20 xe tải và 10 xe buýt. Trạm này chỉ phục vụ cho tuyến xe buýt liên tỉnh từ Thốt Nốt đến Biên Hòa và Vũng Tàu. Công tác tổ chức giao thông vận tải cần được cải tiến để cho phép các trạm xe buýt được sử dụng như các bến kết nối đa phương thức cho giao thông công cộng / tư nhân. Các tuyến xe buýt chạy thường xuyên đảm bảo kết nối giữa các khu vực khác nhau trong thành phố. Hệ thống bao gồm bảy tuyến xe buýt chính (Bảng 2.11).

Bảng 2.11: Các tuyến xe buýt trong thành phố Cần Thơ

Tuyến xe buýt Độ dài tuyến Số trạm xe buýt

Cần Thơ – Phong Điền 28 km 11

Cầu Bắc – Phong Điền 21 km 17

Cần Thơ – Ô Môn 23 km 40

Ô Môn – Cờ Đỏ 23 km 38

Ô Môn – Thốt Nốt – Lộ Tẻ 30 km 42

Lộ Tẻ – Kinh B (Vĩnh Thạnh) 28 km 44

Cần Thơ – Kinh Cùng 32 km 34

Xe buýt tại Cần Thơ được điều hành bởi Công ty công trình công cộng Cần Thơ với khoảng 600.000 đến 800.000 hành khách sử dụng xe buýt mỗi tháng. Các tuyến xe buýt chạy thường xuyên đảm bảo phục vụ hành khách liên thông nội ô và kết nối với các các trạm/bến xe đi tỉnh khác và thành phố Hồ Chí Minh. Theo Sở Giao thông vận tải, chỉ có một tuyến xe buýt được quan tâm nhất do phải đối mặt với tình trạng ngập trong mùa mưa: tuyến Cần Thơ - Ô Môn dài 3 km giữa Trà Nóc và cầu San Trắng. Giao thông ở Cần Thơ chưa bao giờ bị gián đoạn vì lũ lụt (ngay cả khi một số đoạn đường tại Cần Thơ bị ngập do lũ lụt, triều cường và mưa hoặc kết hợp các yếu tố trên). Tuy nhiên, do hoạt động trong điều kiện ngập nước nên một số đoạn thường xuyên bị hư hỏng, sạt lở chẳng hạn như tuyến Ô Môn – Lộ Tẻ.

27

2.3.1.2 Điện

Toàn bộ địa bàn thành phố đã phủ lưới điện Quốc gia và có trên 99,5% số hộ sử dụng điện, trong đó hộ sử dụng điện an toàn đạt 97,1%. Tổng sản lượng điện thương phẩm tăng từ 362 GWh năm 2000 lên 1.334 GWh năm 2010, bình quân tăng xấp xỉ 14%/năm. Tuy nhiên, điện chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, còn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không đáng kể chỉ phục vụ khâu bơm tưới nước ở hộ gia đình.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, TƯƠNG TÁC GIỮA NGHÈO VÀ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 25 - 27)