II. GDP (giá thực tế) tỷ đồng 5.905 14.278 44.172 19,3 25,
1 Kịch bản tiêu cực được thực hiện khi thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh chóng, dân số toàn cầu đạt đỉnh vào
2.5.2 Biến đổi khí hậu đối với Cần Thơ
Quan sát tại Cần Thơ trong hơn 30 năm qua (1978 - 2008) cho thấy: nhiệt độ trung bình hàng năm tăng khoảng 0,5°C; lượng mưa trung bình hàng năm khơng thay đổi nhiều; tuy nhiên trong 10 năm gần đây (1998 - 2008) lượng mưa trung bình hàng năm đã giảm khoảng 200 mm; độ ẩm khơng khí có xu hướng giảm khoảng 1 % đến 2 % trong 10 năm gần đây (1998 - 2008). Cũng có sự thay đổi đối với cơ chế thủy văn và độ mặn ở Cần Thơ. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2007, mực nước cao nhất ở trạm thủy văn Tân Châu, thượng lưu Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm 0,8m trong khi mực nước cao nhất ở Cần Thơ tăng thêm 0,3m. Kết luận là có xu hướng xâm lấn/xâm nhập nước biển vào đất liền tại Cần Thơ. Quan sát trong mùa khô những năm 2006, 2007 và 2008 chỉ ra rằng lưu lượng dịng chảy tại Sơng Hậu đã giảm xuống 830 m3/s so với lưu lượng trung bình 1250 m3/s vào năm 1980.
47
Xu hướng này cũng dẫn tới việc tăng độ mặn sâu vào đất liền của Cần Thơ. Vào tháng 4 năm 2004, nước mặt có độ mặn 1‰ (1g/l) đã được phát hiện tại khoảng 15 km từ bến Ninh Kiều và vào tháng 4/2010 khoảng cách này giảm xuống còn 12km. Điều này chỉ ra khuynh hướng rõ ràng rằng việc xâm nhập mặn vào đồng bằng tại Cần thơ tăng lên (Văn phịng Cơng tác BĐKH TPCT - CCCO, 2010).
+ Kịch bản BĐKH do Bộ Tài ngun và Mơi trường xây dựng
Có nhiều kịch bản về tác động của biến đổi khí hậu tới năm 2100 đã được xây dựng cho thành phố Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung. Tất cả các kịch bản đều chỉ ra xu hướng tăng lên về nhiệt độ, phần trăm lượng mưa hàng năm và mực nước biển tại Đồng bằng sông Cửu Long và tại Cần Thơ. Hầu hết các kết quả gần đây (MONRE, 2011) về kịch bản trung bình (B2) chỉ ra những xu hướng sau tại Cần Thơ: nhiệt độ trung bình hàng năm sẽ tăng khoảng 0,4°C vào năm 2030 và tăng thêm tới 2,3°C ở mức tối đa vào năm 2100 so với giai đoạn 1980 - 1999; tỷ lệ phần trăm lượng mưa trung bình hàng năm có thể tăng 1,8% trong năm 2030, 3,2% vào năm 2050 và 6,1% vào năm 2100 so với giai đoạn 1980 - 1999; mực nước biển dọc theo các khu vực ven biển có khả năng tăng từ 12cm đến 14 cm vào năm 2030, 23cm đến 27cm vào năm 2050 và 59cm đến 75cm vào năm 2100. Những xu hướng này đều tính tới mực nước biển dâng, trong khi đó các mực nước tối đa tại Thành phố Cần Thơ phụ thuộc lớn vào giá trị lưu lượng và điều kiện dịng chảy của Sơng Hậu và Sơng Mê Kơng, vì thế việc áp dụng các mức nước tăng tương tự cho biển và Sông Hậu tại Cần Thơ không được đảm bảo theo quan điểm thủy lực.
+ Kịch bản do Viện NC Thủy lợi Miền Nam (SIWRR) và Đại học Cần Thơ xây dựng
Nghiên cứu của Đại học Cần Thơ hợp tác với Viện Khoa học Thủy Lợi Miền Nam (SIWRR) bằng cách vận hành một mơ hình biến đổi khí hậu và lượng mưa so với mức trung bình được báo cáo của giai đoạn 1980 - 1999 với kịch bản cao (A1F1, A2) và kịch bản trung bình (B2) và mức ngập lụt lịch sử tại Cần Thơ năm 2000 (mơ phỏng mơ hình thủy lực của vùng đồng bằng cũng được sử dụng cho dự án này) đã đề xuất một số dự báo, gồm:
- Thay đổi về nhiệt độ: Có xu hướng tăng dần dần về nhiệt độ trung bình hàng năm tại Cần Thơ cho tới năm 2100. Vào mùa khô, xu hướng tăng nhiệt độ sẽ nghiêm trọng hơn so với mùa mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm có khả năng tăng 2oC, 2,8oC và 3,4oC so với giai đoạn 1980-1999 vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản trung bình (B2), cao (A2) và cao nhất (A1F1).
- Thay đổi về lượng mưa: Sẽ có xu hướng giảm lượng mưa vào mùa khơ và tăng vào mùa mưa dẫn tới lượng mưa tăng chung cho cả năm. Tới cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình hàng năm sẽ tăng 0,7 %, 1,0 % và 1,2 % cho các kịch bản trung bình (B2), cao (A2) và cao nhất (A1F1).
48
- Thay đổi về điều kiện ngập lụt: sử dụng các kịch bản mực nước biển tăng 30 cm, 50 cm và 100 cm kết hợp với lưu lượng lũ sông Mê Kông vào tháng 10 năm 2000. Nghiên cứu đã xây dựng bản đồ ngập lụt cho các kịch bản khác nhau để tính tốn các tác động lên các khu vực khác nhau ở Cần Thơ. Kết quả chỉ ra rằng mức ngập lụt sâu nhất tại Cần Thơ sẽ xuất hiện vào tháng 10: trong trường hợp mực nước biển tăng đáng kể, độ sâu của nước sẽ tăng lên từ quận Bình Thủy tới Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh; quận Ninh Kiều sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi ngập lụt do mực nước tăng từ 0,5 đến 1,2 m so với sự kiện lũ lụt năm 2000 có mực nước biển tăng từ 0,3m đến 1m.