II. GDP (giá thực tế) tỷ đồng 5.905 14.278 44.172 19,3 25,
2.3.5 Dịch vụ xã hội và chính sách an sinh xã hộ
Hệ thống an sinh xã hội (ASXH) có tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam. Mức độ bao phủ của hệ thống ASXH được hiểu là mức độ tham gia vào hệ thống ASXH và mức độ hưởng lợi của người dân từ hệ thống này. Xu hướng chung trên thế giới cũng như ở Việt Nam là ASXH đều
34
hướng tới bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Tỷ lệ dân số tham gia vào hệ thống ASXH cao đồng nghĩa với khả năng phòng ngừa rủi ro của người dân cao, vì đa số người dân chủ động tiết kiệm được số tiền cần thiết để phịng ngừa rủi ro và nhờ đó mức độ an tồn của họ cao hơn. Chính từ lẽ đó mà nhiều quốc gia đều quan tâm đến việc ngày càng phát triển ASXH.
Theo Trần Hữu Dũng (2010), tổ chức Ủy ban Kinh tế - Xã hội Liên Hiệp Quốc về Châu Á và Thái Bình Dương đã đưa ra một mơ hình khái qt về hệ thống ASXH trên cơ sở nghiên cứu tình huống của một số nước trong khu vực (Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia,…) như sau:
Bảng 2.14: Mơ hình hệ thống an sinh xã hội Cấp độ an sinh xã
hội
Hệ thống giải pháp/hành động
Rủi ro xã hội Nhóm đối tƣợng mục
tiêu
Cấp 1: bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm y tế - Đau ốm, bệnh tật Mọi công dân 2. Hưu trí - Người lao động
nghỉ hưu
Mọi cơng dân 3. Bảo hiểm tai nạn lao động - Tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp
Người lao động 4. Bảo hiểm thất nghiệp - Thất nghiệp Người lao
động Cấp 2: bảo trợ xã hội Hệ thống hỗ trợ tích cực
5. Tạo việc làm tạm thời trong khu vực công
- Thất nghiệp Người bị mất việc (thất nghiệp) 6. Dạy nghề 7. Cho vay vốn Trợ giúp xã hội
8. Hệ thống cứu trợ đột xuất - Nghèo đói Người nghèo, người bị mất việc (thất nghiệp) 9. Hệ thống cứu trợ tạm thời
Tình hình thực hiện chính sách ASXH tại thành phố Cần Thơ: thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 20/4/2009 của Chính phủ, các Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg, 66/2009/QĐ- TTg và số 67/2009/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ, Quyết định số 167/2008/QĐ- TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tường Chính phủ. Thành phố đã tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nhằm kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các loại hình nhà ở cơng nhân, học sinh – sinh viên, người có thu nhập thấp tại đô thị. Theo Phạm Văn Hiền (2010), thực hiện ASXH của thành phố Cần Thơ thể hiện trên các lĩnh vực sau:
35
(i) Đề án hỗ trợ nghèo về nhà ở: phục vụ cho người nghèo có đời sống khó khăn chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ kể cả ở khu vực đô thị và nông thôn (năm 2010 hỗ trợ xây dựng hơn 950 căn nhà với tổng kinh phí trên 15 tỷ đồng);
(ii) Xây dựng nhà ở cho học sinh - sinh viên, đáp ứng được trên 6.000 lượt ở tại các ký túc xá cho sinh viên của các trường trên địa bàn thành phố. Hiện thành phố đang có 8 dự án đầu tư với quỹ đất quy hoạch xây dựng là 29,28 ha, bao gồm các trường: Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, TT Đại học tại chức Cần Thơ, Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Y tế Cần Thơ, Trung cấp VHNT Cần Thơ, Đại học Cần Thơ; (iii) Nhà ở công nhân tại các KCN tập trung: thành phố đang có trên 30.000 cơng nhân, số có nhu cầu nhà ở hiện tại gần 20.000 người. Hiện tại, thành phố đang kêu gọi đầu tư với quy mô 41,2 ha, đáp ứng nhu cầu khoảng 40.200 chổ ở, tổng diện tích sàn là 603.000 m2 để đáp ứng yêu cầu về nhà ở cho công nhân theo quy định của Chính phủ đến năm 2015. Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế theo QĐ số 30/2009/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ;
(iv) Thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo: tiếp tục thực hiện các chính sách, dự án về cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo trẻ em và hỗ trợ 50% chi phí bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo; tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo vay vốn làm ăn (năm 2009 là 35.661 lượt, với số tiền 335,1 tỷ đồng) với nhiều hình thức, trong đó hình thức tốt nhất là đưa vốn vay ủy thác cho các hội, đoàn để tổ chức cho người nghèo vay vốn trên địa bàn, kết hợp với đào tạo nghề, hướng dẫn các mơ hình làm ăn có hiệu quả, hình thành các tổ sản xuất cho đối tượng tham gia trước khi nhận vốn vay; tổ chức dạy nghề cho người nghèo, có thể tham gia làm việc tại các hợp tác xã hoặc gia công tại nhà với mức thu nhập bình quân 20.000 đồng/ngày (2009);
(v) Tổ chức công tác truyền thông nâng cao năng lực giảm nghèo: bằng các phương tiện thông tin truyền thơng phổ biến chính sách hỗ trợ cho người nghèo, các mơ hình làm ăn giảm nghèo hoặc hướng dẫn, giới thiệu các dịch vụ xã hội mà người nghèo được hưởng; thực hiện chính sách trợ cấp thường xuyên (cho các đối tượng trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người từ 85 tuổi trở lên, người tàn tật, người tâm thần nghèo) và trợ cấp đột xuất (cho các trường hợp thiên tai gây thiệt hại cho người dân nghèo, bệnh tật, tai nạn,..) theo Nghị định 67/CP cho các đối tượng bảo trợ xã hội (với tổng kinh phí 13,622 tỷ đồng trong năm 2009); tặng quà vào dịp Tết Nguyên đán từ các nguồn vận động tài trợ và ngân sách nhà nước. Ngoài các chính sách thuộc chương trình giảm nghèo, các tổ chức xã hội, các hội, đồn thể cịn tổ chức vận động xã hội đóng góp để giúp người nghèo với nhiều hình thức như: vốn giúp nhau làm kinh tế gia đình, cây con giống, học bổng, dụng cụ học tập, nhà ở,… (với số tiền quy động xã hội khoảng 80 tỷ đồng, 2009);
36
(vi) Chương trình trợ giúp pháp lý được triển khai đồng bộ từ thành phố đến xã, phường, thị trấn qua hình thức Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, giành riêng cho người nghèo, tư vấn và hỗ trợ họ về các vấn đề liên quan đến pháp lý. Trong thời gian qua, người nghèo ở các địa phương từ nông thôn đến thành thị đã được các câu lạc bộ này hỗ trợ đa phần về thủ tục tranh chấp, luật hơn nhân và gia đình, luật lao động. Ở một số nơi, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý mở rộng thêm nội dung phổ biến các mơ hình làm ăn cho bà con nghèo.