Lao động việc làm của lao động nữ ở đơ thị liên quan đến tính tổn thƣơng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, TƯƠNG TÁC GIỮA NGHÈO VÀ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 36 - 37)

II. GDP (giá thực tế) tỷ đồng 5.905 14.278 44.172 19,3 25,

2.3.6 Lao động việc làm của lao động nữ ở đơ thị liên quan đến tính tổn thƣơng

Theo Sở Lao động thương binh và xã hội TPCT (2012), lao động nữ của thành phố Cần Thơ trong năm 2011 chiếm khoảng 569.319 người (khoảng 41%). Lao động nữ trong độ tuổi ở các đô thị Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy Ơ Mơn và Thốt Nốt chiếm 41% tổng số lực lượng lao động (khoảng 130.307 người). Nhìn chung, lực lượng lao động nữ có mặt ở hầu hết các lĩnh vực ngành nghề lao động nhưng lại có xu hướng tìm việc làm khó hơn so với lao động nam. Vì xu hướng xã hội ngày càng phát triển địi hỏi người lao động có trình độ học vấn, tuy nhiên đối với hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo, họ không quan tâm đến trình độ học vấn vì người phụ nữ đóng vai trị quan trọng trong gia đình, mang gánh năng kép vì vừa chăm sóc gia đình, vừa là người kiếm tiền. Nên có thể nói người phụ nữ được xem là điểm tựa của các thành viên trong gia đình. Số lao động thất nghiệp ở khu vực đô thị khoảng 3.503 người, chiếm gần 29% tỉ lệ lao động thất nghiệp của thành phố, trong đó lao dộng nữ thất nghiệp chiếm 13%. Nguyên nhân do trình độ học vấn thấp khơng tìm được việc làm. Có nhiều phụ nữ hơn nam giới làm việc tại gia đình, trong các doanh nghiệp vi mơ và nhỏ (Ngân hàng Thế giới, 2011). Tuy nhiên, công việc mà phụ nữ đảm nhận thường phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và phụ nữ cũng là đối tượng ít có khả năng phục hồi nhất từ các thảm họa. Thảm họa khiến cho cả nam giới và nữ giới bị mất việc làm. Tuy nhiên, điều kiện làm việc của phụ nữ dễ bị ảnh hưởng hơn so với điều kiện làm việc của nam giới và một bộ phận phụ nữ nghèo ở đô thị phải làm việc vất vả trong các lĩnh vực khơng an tồn và khơng chính thức với mức tiền công thấp hơn (Oxfam, 2012).

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), phụ nữ là nạn nhân gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của suy thối kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ , tuy nhiên do phải bươn chải trong cuộc sống nên phần lớn phụ nữ nghèo có xu hương ít quan tâm đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt, chỉ một bộ phận lao động nữ nhập cư ngắn hạn và dài hạn tại Cần Thơ từ các quận huyện khác trong thành phố và các tỉnh lân cận như An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long,... có trình độ, số cịn lại chủ yếu là trình độ học vấn thấp, khơng có chun mơn nên chỉ có thể tham gia vào các nghề giản đơn, lao động phổ thông nên khi đối mặt với các điều kiện sống khắc nghiệt họ càng dễ bị tổn thương hơn. Đối với nhóm lao động nữ ở vùng ven đô của các quận, nghề nghiệp và thu nhập chủ yếu của họ từ nghề làm thuê trong nông nghiệp, công việc theo mùa vụ vất vả, gặp nhiều nguy cơ

37

mắc bệnh nguy hiểm của phụ nữ do sử dụng nguồn nước sông bị ô nhiễm và luôn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm từ nguồn nước.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, TƯƠNG TÁC GIỮA NGHÈO VÀ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)