Kiến nghị Chính phủ

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 89 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2 Kiến nghị Chính phủ

Để tạo điều kiện cho ngành Hải quan có thể áp dụng đại trà QLRR ở mọi công đoạn quản lý Hải quan đối với hàng hóa XNK, kiến nghị Chính phủ một số vấn đề sau đây:

- Tạo cơ chế và hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục, ngoại giao để ngành Hải quan có thể thu thập được thông tin từ nước ngoài phục vụ hoạt động phân tích và phòng ngừa rủi ro, nhất là hỗ trợ của các cơ quan của Chính phủ ở nước ngoài;

- Hỗ trợ ngành Hải quan đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ Hải quan có trình độ học vấn và tri thức khoa học cao làm việc trong hệ thống đảm bảo thông tin cho QLRR;

- Tăng kinh phí cho các hoạt động hiện đại hóa Hải quan, nhất là mở rộng áp dụng Hải quan điện tử nhằm tạo tiền đề QLRR hiệu quả;

- Hỗ trợ ngành Hải quan tái cơ cấu bộ máy và xây dựng thêm một số đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm thông tin cho hoạt động Hải quan nói chung, QLRR nói riêng;

- Tạo cơ chế để Hải quan Việt Nam có thể hợp tác với Hải quan các nước trong lĩnh vực hài hòa quy trình thủ tục QLRR.

3.3.3 Kiến nghị Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan

3.3.3.1 Với Bộ Tài chính

- Bộ Tài chính cần phối hợp với các Bộ, ban, ngành khác để có thông tin liên quan đến các hàng hoá, doanh nghiệp khi cần thiết. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành khác nhau giúp Nhà nước đưa ra các chính sách quản lý xuất nhập khẩu phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế;

- Triển khai thực hiện trao đổi dữ liệu trong toàn ngành Tài chính giữa các cơ quan thành viên như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước làm nền tảng cho các Bộ, ngành khác kết nối vào hệ thống. Tạo điều kiện cho việc khai thác thông tin hàng hoá, doanh nghiệp. Từ đó có sự quản lý chính xác, kịp thời, tránh được sự lãnh phí thời gian, tiền bạc của Nhà nước;

- Hiện đại hóa thủ tục hành chính, đơn giản hóa và giảm thiểu số thủ tục không cần thiết nhằm tiết kiệm thời gian cho Nhà nước và nhân dân. Đặc biệt, cần khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống mạng Hải quan. Hiện nay, tuy đã kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước như: Thuế, Kho bạc và Ngân hàng nhưng trong quá trình kết nối còn phát sinh nhầm lẫn giữa các tài khoản khi doanh nghiệp đến nộp thuế

vào Kho bạc hay chứng từ không hiện số tờ khai nộp thuế khi nhập Giấy nộp tiền từ Kho bạc thông qua Hệ thống kế toán;

- Tiếp tục nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung những vấn đề còn bất hợp lí trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để phù hợp với xu thế mới;

- Cần ban hành danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu và danh mục hàng hoá trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Hai danh mục hàng hóa này yêu cầu phải đảm bảo tính thống nhất, tránh hiện tượng một loại hàng hoá có thể xếp vào hai mã hàng hoá khác nhau thuộc hai danh mục hàng hoá. Đồng thời cần sắp xếp lại danh mục các loại hàng hoá, để nước ta thực hiện Công ước quốc tế về điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá xuất nhập khẩu (HS);

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những biện pháp hết sức quan trọng trong công tác quản lí thuế.

3.3.3.2. Với Tổng cục Hải quan

Trong giai đoạn hiện nay Tổng cục Hải quan phải đảm đương quá nhiều công việc nhằm hiện đại hóa và hội nhập, trong khi đó QLRR chỉ là mảng nhỏ, lại đòi hỏi đầu tư lớn nên kiến nghị Tổng cục quan tâm đến mảng công việc này hơn nữa trên các phương diện sau:

- Nhanh chóng hoàn thiện các quy trình để có cơ quan phụ trách QLRR chuyên trách ở cấp Cục và Chi cục;

- Ưu tiên bố trí cán bộ có trình độ cho khâu phân tích và thu thập thông tin rủi ro;

- Ưu tiên đầu tư phương tiện hiện đại cho các khâu thông quan hàng hóa, nhất là khâu xử lý tờ khai trên cơ sở nguồn thông tin về rủi ro và khâu kiểm tra hàng hóa trực tiếp để đảm bảo tốc độ thông quan nhanh;

- Phối hợp chặt chẽ bộ phận Hải quan cửa khẩu với bộ phận Kiểm tra sau thông quan để nâng cao hiệu quả QLRR;

- Đưa nội dung áp dụng QLRR vào hoạt động Hải quan thành một tiêu chí trong bình xét thi đua toàn ngành.

KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ và thông lệ quốc tế nhằm giúp cơ quan Hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng được xác định là rủi ro. Quản lý rủi ro đem lại cho cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp nhiều lợi ích mà nổi bật là tác dụng cân bằng giữa kiểm soát hiệu quả và tạo thuận lợi cho thương mại. Song quản lý rủi ro là một kỹ thuật hiện đại mà việc áp dụng nó một cách hiệu quả đòi hỏi phải có những điều kiện, quy trình, thông tin và con người chuẩn hóa. Quá trình áp dụng quản lý rủi ro có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Hà Tĩnh cũng không là ngoại lệ, bởi thực tế địa bàn hoạt động của đơn vị khá phức tạp, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn nhưng khối lượng công việc và những chỉ tiêu Nhà nước giao lại ngày càng nặng nề hơn.

Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm: (1) Xác định khung phân tích (cơ sở lý luận và thực tiễn) phù hợp nhằm phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quy trình quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam; (2) Xác định được những ưu, nhược điểm và nguyên nhân hạn chế của việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động XNK tại Cục Hải quan Hà Tĩnh; (3) Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XNK ở Cục Hải quan Hà Tĩnh.

Với nội dung đề tài: "Hoàn thiện Hệ thống Quản lý rủi ro trong hoạt động

xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh" trên cơ sở hệ thống hóa một số kiến thức lý luận về quá trình áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và đúc rút kinh nghiệm về hoạt động này tại một số nước phát triển tác giả đã áp dụng vào phân tích thực tế tình hình áp dụng quản lý rủi ro tại Cục Hải quan Hà Tĩnh trong những năm gần đây, đánh giá những kết quả đạt được, một số hạn chế, đồng thời xác định được nguyên nhân của các hạn chế này, từ đó làm cơ sở xây dựng các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro cho Hải quan Hà Tĩnh thời gian tới.

Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu trên các báo, tạp chí, tác phẩm khoa học trong ngành… và tổng hợp các tài liệu này để xác định các quan điểm, luận điểm liên quan đến quản lý rủi ro trong ngành Hải quan, luận văn đã làm rõ được các khái niệm, nguyên tắc, nội dung và sự cần thiết của quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất

nhập khẩu, đặc biệt là học hỏi được kinh nghiệm về QLRR tại một số nước như Anh, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản… để rút ra bài học cho Hải quan Việt Nam nói chung và Hải quan Hà Tĩnh nói riêng.

Tiếp theo với phương pháp thu thập các thông tin, số liệu thực tế tại Cục Hải quan Hà Tĩnh về quá trình hình thành, phát triển, quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đơn vị cùng một số kết quả về kim ngạch xuất nhập khẩu, giá trị nộp vào ngân sách Nhà nước qua các năm… sử dụng phần mềm Ms EXCEL để xử lý, kết hợp với thống kê, mô tả và phân tích luận văn đã làm rõ được thực trạng áp dụng quản lý rủi ro tại Cục Hải quan Hà Tĩnh trong những năm gần đây. Từ khi triển khai thực hiện Luật Hải quan (năm 2001), nhất là từ khi thực hiện Luật sửa đổi bổ sung Luật Hải quan (2005) đến nay, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã làm được rất nhiều việc. Quản lý rủi ro đã góp phần đắc lực để Cục thực hiện mục tiêu phấn đấu trở thành cơ quan Hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, cung cấp những dịch vụ Hải quan chất lượng cao cho cộng đồng xã hội, là cơ quan đi đầu trong việc tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia trên địa bàn Hà Tĩnh.Tuy nhiên, do là một kỹ thuật mới và thời gian triển khai quá ngắn nên từ cấp chiến lược đến các công chức thừa hành đều gặp nhiều bỡ ngỡ, chưa hình thành được phong cách làm việc mới cũng như chưa phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp, còn một số yếu kém cần phải khắc phục, hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng chưa được đánh giá cao.

Sau cùng với phương pháp duy vật biện chứng và tư duy sáng tạo, tác giả đã đề xuất các giải pháp để khắc phục một số hạn chế và tồn tại đã nêu ra, cụ thể là: Cục Hải quan Hà Tĩnh nên ưu tiên thực hiện các giải pháp đồng bộ như bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý chế định hoạt động Hải quan theo quy trình quản lý rủi ro, tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục Hải quan liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu theo hướng quản lý rủi ro, xây dựng trung tâm thông tin phù hợp với yêu cầu phân tích. Cải cách bộ máy quản lý Hải quan phù hợp với yêu cầu mới, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện quản lý rủi ro, đầu tư cơ sở vật chất cần thiết cho quản lý rủi ro, tăng cường quan hệ phối hợp và hợp tác quốc tế trong quản lý rủi ro.

Với truyền thống nỗ lực đổi mới của đội ngũ nhân viên Hải quan tận tụy, chuyên nghiệp, kết hợp với sự hỗ trợ của phương pháp quản lý rủi ro dựa trên cơ sở khoa học, Cục Hải quan Hà Tĩnh sẽ tiến hành hiện đại hóa thành công, góp phần

đưa tỉnh Hà Tĩnh chủ động hội nhập quốc tế nhằm đưa kinh tế tỉnh nhà phát triển lên một tầm cao mới.

Cuối cùng, vì một số hạn chế của bản thân và giới hạn về nguồn lực, đề tài này còn mắc phải một số hạn chế mà các nghiên cứu tiếp theo cần khắc phục:

Thứ nhất: Quản lý rủi ro là một nghiệp vụ hiện đại, đòi hỏi sự kết hợp và ứng dụng công nghệ thông tin khi tiến hành triển khai, tuy nhiên công nghệ thông tin luôn có sự thay đổi và tiến bộ không ngừng, nên nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ mang tính chất thời điểm, chưa có cái nhìn tổng quan hướng đến sự phát triển trong tương lai.

Thứ hai: Những giải pháp được đề xuất chủ yếu mang tính chất cục bộ trong phạm vi Cục Hải quan Hà Tĩnh, chưa có tính toàn diện trong phạm vi ngành Hải quan.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Tiến sỹ Hồ Huy

Tựu, cùng với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Rất mong nhận được sự đóng góp và bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn để nội dung luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thiên An (2005), Quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan, Nghiên cứu Hải quan,11.

2. Bộ Tài chính (2005), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án hiện đại hóa Hải quan vay vốn Ngân hàng Thế giới, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2005), Dự án Hiện đại hóa Hải quan, mô hình nghiệp vụ Hải quan, Hà Nội

4. Bộ Tài chính (2005), Dự án Hiện đại hóa Hải quan, phát triển nguồn nhân lực, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2005), Dự án Hiện đại hóa Hải quan, phương án quản lý thương mại và cửa khẩu, kế hoạch chiến lược thực thi và phòng ngừa chính sách quản lý rủi ro, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2005), Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12 hướng dẫn thi hành Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2005), Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12 hướng dẫn thi hành Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2006), Báo cáo chẩn đoán dự án kỹ thuật chuẩn bị dự án hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, Hà Nội

9. Bộ Tài chính (2006), Quyết định 810/QĐ-BTC ngày 16/03 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2004 - 2006, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính (2006), Quyết định 33/2006/QĐ-BTC ngày 6/6 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Hà Nội.

11. Bộ Tài chính (2006), Quyết định 34/2006/QĐ-BTC ngày 06/06 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Hà Nội.

12. Chính phủ (2001), Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan, Hà Nội.

13. Chính phủ (2005), Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Hà Nội.

14. Chính phủ (2005), Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan, Hà Nội.

15. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (Chủ biên) (2005), Giáo trình Khoa học quản lý, tập 2,Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

16. Hải quan nặng nợ vì thuế (2005),http://mof.gov.vn, ngày 28/10.

17. Hội đồng Hợp tác Hải quan Thế giới (1999), Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục Hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung), tháng 6.

18. Tổng cục Hải quan (2005), Hội thảo sơ kết rút kinh nghiệm sau hai tháng triển khai Thủ tục Hải quan điện tử, http://customs.gov.vn, ngày 08/11.

19. TS Nguyễn Thị Phương Huyền (2008), "QLRR trong kiểm tra Hải quan: những vấn đề cơ bản", Nghiên cứu Tài chính kế toán, 12.

20. Song Minh (2006), Quy trình quản lý rủi ro của Hải quan Liên minh Châu Âu, Nghiên cứu Hải quan, (1+2).

21. Những vấn đề đặt ra khi áp dụng phương pháp quản lý rủi ro (2005), http://customs.gov.vn, ngày 17/11.

22. Quốc hội (2001), Luật Hải quan, Hà Nội.

23. Quốc hội (2005), Luật Hải quan (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

24. Nguyễn Hữu Thân (1991), Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, Nxb Thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Quang Thu (Chủ biên) (1998), Quản trị rủi ro, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Tổng cục Hải quan (2005), Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Hải quan giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội

27. Tổng cục Hải quan (2005), Quyết định 1951/QĐ-TCHQ ngày 19/12 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Hà Nội.

28. Tổng cục Hải quan (2005), Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (ban hành kèm theo Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan), Hà Nội.

29. Tổng cục Hải quan (2006), Quyết định 874/QĐ-TCHQ ngày 15/05 của Tổng cục

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)