Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục Hải quan liên quan đến hàng hóa xuất,

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 79 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục Hải quan liên quan đến hàng hóa xuất,

xuất, nhập khẩu theo hướng quản lý rủi ro- quản lý trọng tâm, trọng điểm

Điều quan trọng trong việc xây dựng các quy trình thủ tục Hải quan hiện đại là phải đơn giản hóa cho cả cơ quan Hải quan và các bên có liên quan, tạo thuận lợi cho Hải quan, nhưng không được gây khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp. Quá trình này không dễ dàng, Cục cần có kiến nghị, đề xuất để nhận được sự hỗ trợ từ Tổng cục Hải quan và nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan.

Thứ nhất, có thể đơn giản hóa thủ tục bằng cách cho phép doanh nghiệp được thông quan hàng hóa trước khi hàng đến. Dựa trên cơ sở tự đánh giá, các doanh nghiệp tuân thủ khai báo hồ sơ, giải quyết các vấn đề vướng mắc trước khi hàng đến thông

qua hệ thống khai báo điện tử. Chi cục sẽ có nhiều thời gian hơn để đánh giá rủi ro và kiểm tra hàng hóa nếu cần thiết, còn doanh nghiệp chủ động hơn trong các kế hoạch vận chuyển, cung cấp hàng hóa để kiểm tra với chi phí thấp hơn, làm giảm áp lực công việc cho cả Hải quan và doanh nghiệp.

Ngoài ra, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện giao dịch, khai báo điện tử cũng góp phần làm giảm bớt các thủ tục giấy tờ trong bộ hồ sơ, giảm chi phí luân chuyển và lưu trữ hồ sơ trong nội bộ cơ quan Hải quan.

Thứ hai, việc thu nộp thuế xuất nhập khẩu, lệ phí thủ tục của doanh nghiệp có thể đơn giản hơn nếu luật pháp cho phép doanh nghiệp thanh toán một lần các khoản nợ trong tháng thay vì phải thanh toán từng lô hàng riêng rẽ theo thời gian ân hạn thuế như quy định hiện hành.

So với quy trình của một số quốc gia phát triển như Nhật Bản, Mỹ, EU…, quy trình quản lý rủi ro mà Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan Hà Tĩnh nói riêng đang áp dụng tương đối đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hơn nữa, Cục cần kiến nghị lên các cấp tập trung vào một số vấn đề như:

+ Bổ sung, hoàn thiện bộ tiêu chí quản lý rủi ro. Hiện nay, bộ tiêu chí quản lý rủi ro bao gồm 168 tiêu chí quy định và 768 tiêu chí phân tích về QLRR., bao quát được hầu hết các yếu tố phát sinh và đối tượng rủi ro, nhưng vẫn còn thiếu nhiều tiêu chí trong khi có những tiêu chí khác bị trùng lặp. Vì vậy, cần rà soát lại và điều chỉnh ngay những thiếu sót như, để bộ tiêu chí quản lý được đầy đủ, hoàn thiện hơn, là cơ sở để nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro và xác định hình thức xử lý rủi ro phù hợp nhất.

+ Kết quả đánh giá, phân luồng hàng hóa còn chưa phù hợp với các quy định của pháp luật và thực tiễn, vì vậy, cần phải kiểm tra, tính toán lại các mức độ điểm số từng tiêu thức rủi ro trong hệ thống cơ sở dữ liệu, phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro. Việc giả định điểm số không chính xác khiến cho kết quả đánh giá rủi ro chưa sát với thực tế, nhiều doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật vẫn bị đánh giá và không được hưởng chính sách ưu tiên hơn so với các doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật khác. Bên cạnh đó, cần hiệu chỉnh lại hệ thống phần mềm quản lý rủi ro cho tương thích với các hệ thống phần mềm quản lý đa chức năng khác để kết quả đánh giá rủi ro được chính xác và có biện pháp xử lý rủi ro phù hợp hơn. Việc làm này không những

làm giảm thời gian giải quyết vướng mắc của các cán bộ công chức Hải quan thừa hành, mà còn khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tuân thủ pháp luật, góp phần tăng tính hiệu quả của công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật Hải quan.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 79 - 81)