Kinh nghiệm quản lý rủi ro của Hải quan Italia

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Kinh nghiệm quản lý rủi ro của Hải quan Italia

Hải quan Italia được thành lập từ năm 1859 và là tổ chức Hải quan có bề dày phát triển nhất châu Âu với chức năng chịu trách nhiệm về thu và quản lý thuế Hải quan, thuế nội địa, thuế sản xuất và thuế tiêu thụ. Đây là cơ quan đầu mối thực hiện các thủ tục trong thương mại quốc tế trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác của Liên minh Châu Âu (EU) trong tiến trình nhất thể hoá. Hải quan Italia là cơ quan thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao như trên cũng như thực hiện các điều khoản trong Hiệp định ký với EU và các đối tác khác có liên quan trong lĩnh vực Hải quan. Mới đây, Hải quan Italia được giao thêm một nhiệm vụ mới là đảm bảo an ninh, sức khoẻ người tiêu dùng và năng lượng bền vững. Theo số liệu công bố, hàng năm có khoảng 115 triệu tấn hàng hoá quá cảnh qua Italia và 375 triệu tấn hàng hoá được nhập khẩu vào nước này với trị giá lên đến gần 300 triệu Euro. Mỗi năm, Hải quan Italia thu nộp cho ngân sách chung của EU khoảng 20 triệu Euro và nộp cho ngân sách quốc gia hơn 58 triệu Euro [45, 37].

Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, Hải quan Italia đã xây dựng và triển khai thành công hệ thống tự động hóa Hải quan trên cơ sở tái thiết kế quy trình nghiệp vụ và các hoạt động liên quan khác theo hướng đơn giản và tuân theo các chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi của Tổ chức Hải quan Thế giới. Việc tái thiết kế quy trình được thực hiện trên nền tảng cơ chế một cửa/ một điểm dừng với việc xử lý kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro [47, 37].

Việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin- viễn thông giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch với các doanh nghiệp từ khai báo, xử lý thông tin cho đến thông quan hàng hoá, thu thuế. Hệ thống của Hải quan Italia đáp ứng được yêu cầu xử lý trực tuyến và truy cập an toàn từ xa với 98,4% tờ khai điện tử, 1,6% khai báo trên giấy với tổng số tờ khai năm 2008 là 7,8 triệu tờ. Một điểm đáng chú ý là việc khai điện tử được thực hiện tự nguyện. Thời gian xử lý trung bình khoảng 7 phút và đang có xu hướng rút ngắn hơn trong thời gian tới. Số lượng doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ các thủ tục đơn giản hoá chiếm số lượng lớn, khoảng 89% doanh nghiệp nhập khẩu và

74% doanh nghiệp xuất khẩu. Hải quan Italia cũng đi đầu trong việc áp dụng quy chế ưu tiên đặc biệt (AEO) ở Châu Âu. Cơ chế một cửa cũng là một khái niệm quen thuộc tại Hải quan Italia vì đã được triển khai tại tất cả các cửa khẩu với sự kết nối thông tin với các ngành liên quan. Các doanh nghiệp thực hiện khai báo theo thẩm quyền riêng được công nhận và dữ liệu được xử lý thống nhất tại cơ quan Hải quan. Nhờ vào việc áp dụng cơ chế một cửa thống nhất trên nền tảng công nghệ thông tin, trong giai đoạn 2000- 2008, số lượng các vụ vi phạm về thuế được phát hiện tăng từ 20,4% lên 36,8% trong lĩnh vực thuế và chính sách thương mại [46, 37].

Về áp dụng QLRR, Hải quan Italia đang áp dụng bộ tiêu chí của EU để ra quyết định xử lý khai báo và thông quan. Tuy nhiên, quan hệ giữa bộ tiêu chí quốc gia và bộ tiêu chí của EU còn có khoảng cách cần được san lấp do những đặc thù giữa quốc gia và khối. Thực tế, 28 nước thuộc EU đều áp dụng bộ tiêu chí QLRR chung nhưng việc triển khai lại khác nhau với những mức độ khác nhau.

Là quốc gia có đường biên giới biển dài ở Châu Âu, Hải quan Italia đã được đầu tư thích đáng về phương tiện kiểm soát cảng biển và kiểm tra hàng hoá vận chuyển đường biển. Hiện có 28 máy soi container (nhiều nhất so với các cơ quan Hải quan trong khối EU) được bố trí tại hầu hết cảng biển của nước này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 40 - 41)