7. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan
quan Hà Tĩnh nói riêng
Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro đã mang lại những hiệu quả tích cực trong kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu. Qua phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, rút ra những bài học cho Việt Nam về quản lý rủi ro:
- Sử dụng kỹ thuật quản lý rủi ro là một tất yếu trong quản lý Hải quan nhằm cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi cho thương mại khi mà xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang lan rộng, khu vực mậu dịch tự do ngày càng phát triển và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Việt Nam cần khẩn trương triển khai nhanh kỹ thuật quản lý rủi ro trong các khâu nghiệp vụ Hải quan.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí rủi ro, đảm bảo thông tin đầy đủ, đồng bộ, cập nhật, nhất là hệ thống thông tin tình báo để thực hiện các công việc liên quan đến thông quan hàng hóa, xác định mức độ tuân thủ, thu thuế, đấu tranh chống buôn lậu hàng cấm, chống khủng bố... Hệ thống này đòi hỏi sự đầu tư lớn về tài chính, con người có trình độ cao và những máy móc kỹ thuật hiện đại.
- Quản lý rủi ro phải được triển khai gắn với quá trình hiện đại hóa Hải quan, áp dụng công nghệ thông tin và thực hiện thông quan điện tử nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục thông quan cũng như kiểm tra, kiểm soát được khối lượng, chất lượng hàng xuất khẩu.
- Thực hiện quản lý rủi ro theo quy trình khép kín: thu thập thông tin rủi ro - phân tích rủi ro - kiểm soát rủi ro - đánh giá rủi ro - quyết định xử lý nghiệp vụ sẽ giúp cho hoạt động Hải quan được thông suốt và rõ ràng hơn, tránh gây tổn hại cho thương gia và lợi ích của quốc gia.
- Có sự phối hợp tích cực giữa các bộ phận của quản lý Hải quan cũng như có sự phối hợp liên ngành trong quản lý rủi ro. Công tác phối hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả công viêc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ quan Hải quan phải có thẩm quyền tiếp cận và sử dụng các hồ sơ, các dữ liệu thương mại về hoạt động mua hàng hóa, giao dịch ngoại tệ, vận chuyển hàng hóa, bán hàng hóa sau khi nhập khẩu có liên quan của các doanh nghiệp từ ngân hàng, cơ quan Thuế nội địa, cơ quan Bảo hiểm, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Công an cũng như các cơ quan khác có liên quan.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUY
TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU