Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém khi áp dụng quản lý rủi ro vào quy

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 70 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3.Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém khi áp dụng quản lý rủi ro vào quy

quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Trong nhiều năm trở lại đây, nhất là từ khi nước ta mở cửa thị trường trường nước, khuyến khích xuất khẩu và giao lưu kinh tế khối lượng hàng hóa XNK thông quan khá lớn và liên tục tăng lên trên dưới 20% năm. Trong khi đó nguồn lực và con người không tăng với tốc độ tương ứng. Vì thế có tình trạng quá tải và không có thời gian học kỹ năng mới ở đa phần các cơ quan Hải quan và nhân viên. Hơn nữa, do phải cải cách và hiện đại hóa nhanh để phục vụ cho tiến trình hội nhập của nền kinh tế cơ quan Hải quan đã phải thực hiện nhiều nội dung cải cách một lúc như đổi mới mã số, đổi mới phương thức tính trị giá Hải quan, áp dụng các loại thuế mới, áp dụng Hải quan điện tử, khai Hải quan từ xa, phát triển khai thuê Hải quan… nên ngành Hải quan không có điều kiện đầu tư tương xứng cho QLRR;

- QLRR là một phương pháp mới và khó, lần đầu tiên được áp dụng trong lĩnh vực Hải quan tại Việt Nam. Tuy đã có các tài liệu hướng dẫn của tổ chức WCO, và tài liệu về công tác quản lý rủi ro tại một số quốc gia trên thế giới nhưng các tài liệu này chỉ mang tính chất hướng dẫn chung, việc áp dụng vào thực tế Việt Nam đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ về thực trạng ngành Hải quan và các yếu tố thực tế trong và ngoài ngành tác động đến quy trình QLRR;

- Hệ thống pháp luật, chính sách luật Hải quan hiện nay còn chưa đầy đủ, nhiều văn bản quy định không thống nhất, chồng chéo, tạo ra những vướng mắc trong quá trình triển khai áp dụng quản lý rủi ro. Một số quy định của pháp luật và quy trình thủ tục Hải quan có nhiều điểm thực hiện thông thoáng vượt quá, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát thực tế Hải quan khi thực hiện quản lý rủi ro, không đảm bảo việc thực hiện tuân thủ. Trong khi đó, lại có một số thủ tục rườm rà, gây tắc nghẽn cho hoạt động thông quan hàng hóa, hành khách, phương tiện xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

- QLRR là công tác nghiệp vụ mới và khó, đòi hỏi cán bộ làm công tác QLRR phải tinh thông nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm thực tế để có thể nắm bắt chính sách, phân tích thông tin, sàng lọc các đối tượng trọng điểm và đề xuất các biện pháp xử lý tương ứng. Tuy nhiên, số lượng cán bộ bố trí tại các đơn vị QLRR không đủ để thực hiện các khối lượng công việc lớn.

Bảng 2. 8: Số lượng nhân viên thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro tại Cục hải quan Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2013

2010 2011 2012 2013 Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng nhân viên 184 100 189 100 195 100 240 100 Nghiệp vụ quản lý rủi ro 20 10,8 24 12,7 28 14,3 36 15 Tại phòng Nghiệp vụ 4 2,1 8 4,2 8 4,1 12 5 Tại các Chi cục 16 8,7 16 8,5 20 10,2 24 10

(Nguồn: Cục Hải quan Hà Tĩnh) Tỷ lệ cán bộ được bố trí chuyên trách để thực hiện các công việc nghiệp vụ này quá nhỏ so với tổng số biên chế của cả Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Do thiếu nguồn nhân lực nên nhiều công việc triển khai chậm. Thậm chí, một số hạng mục không có người để triển khai xây dựng hoặc có người nhưng mới được tuyển dụng nên chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm cho việc nghiên cứu xây dựng.

Số lượng nhân viên chuyên trách thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro tại Cục chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số nhân viên. Năm 2010 Cục có đến 184 nhân viên, nhưng thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro chuyên trách chỉ có 20 người, tương đương với 10,8%. Năm 2011 số lượng này tăng lên 24 người, năm 2012 và 2013 là 28 người và 36 người. Với số lượng này chưa đủ khả năng đảm nhận hết khối lượng công việc trong thực tế.

Số lượng nhân viên công tác tại các Chi cục mặc dù chiếm số lượng lớn trong số các nhân viên chuyên trách về nghiệp vụ quản lý rủi ro, nhưng vẫn còn hiện tượng một số Chi cục chưa có nhân viên chuyên trách đảm nhận nghiệp vụ này, như Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh. Mặc dù hàng năm, Lãnh đạo Cục đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

về kiến thức, về quy trình quản lý rủi ro cho nhiều nhân viên trong đơn vị, nhưng do thực hiện kiêm nhiệm nên hiệu quả mang lại chưa cao.

- Địa bàn hoạt động rộng với các cửa khẩu cách xa trụ sở Cục Hải quan tỉnh hàng chục đến hàng trăm kilômét, một số cửa khẩu nằm ở vùng sâu, vùng xa, loại hình quản lý đa dạng, nhưng khối lượng công việc còn thiếu thường xuyên, lực lượng biên chế còn thiếu nên thụ động trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.

- Ý thức chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp chưa cao. Khi cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, theo các tiêu chí phân tích rủi ro trong hệ thống để đưa ra kết quả thông quan hàng hóa cho các doanh nghiệp, cơ quan Hải quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng chấp hành tốt pháp luật Hải quan. Các doanh nghiệp đã cố gắng xây dựng thương hiệu của mình, bên cạnh đó một số doanh nghiệp vấn còn chậm trễ trong quá trình khai báo, khai không đúng sự thật, việc chấp hành pháp luật chưa cao.

- Đại bộ phận các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Hà Tĩnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, một bộ phận doanh nghiệp chưa chưa chú trọng đến việc cập nhật, nghiên cứu các quy định của pháp luật Hải quan để thực hiện đúng nghĩa vụ của mình mà còn ỷ lại, trông chờ vào sự kiểm tra hướng dẫn của cơ quan Hải quan dẫn đến sai sót trong quá trình làm thủ tục, gây khó khăn cho công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan nói chung và công tác quản lý rủi ro nói riêng của đơn vị.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUÁ

TRÌNH ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO VÀO QUÁ TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 70 - 73)