7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Các yếu tố thuộc về Nhà nước
- Nhà nước và Chính phủ thực hiện đường lối chính sách mở cửa cùng với hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thủ tục hải quan sẽ thức thúc đẩy hoạt động thương mại và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan. Cùng với đó, các chính sách thúc đẩy xuất nhập khẩu hay bảo hộ hàng trong nước cũng ảnh hưởng đến quản lý rủi ro của ngành Hải quan.
- Hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước ở mức cao sẽ tạo môi trường tốt khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật nói chung, pháp luật về Hải quan nói riêng. Ngược lại, một Nhà nước không thể quản lý xã hội theo luật một cách nghiêm minh sẽ là mảnh đất tươi tốt cho rủi ro không tuân thủ trong lĩnh vực Hải quan phát triển đến mức làm vô hiệu hóa hiệu quả quản lý rủi ro. Bởi khi hành vi không tuân thủ pháp luật trở thành phổ biến thì việc tuân thủ pháp luật trở thành rủi ro.
- Đặc thù riêng của ngành Hải quan: có truyền thống lâu dài, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung từ trung ương đến địa phương với sự đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại và có sự hợp tác quốc tế với nhiệm vụ quan trọng nhất là thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Do đó nó được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước [20,29].