Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Hải quan

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 51 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Hải quan

- Quan hệ hợp tác song phương giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Lào là mối quan hệ hữu nghị đặc biệt được xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở quan hệ truyền thống hữu nghị hai nước Việt Nam- Lào nói chung và hợp tác Bộ Tài chính hai nước nói riêng. Trong những năm qua, Lãnh đạo Hải quan hai nước đã tích cực thúc đẩy và tăng cường hợp tác song phương thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực. Một trong những hoạt động hợp tác hiệu quả mà Hải quan hai nước đã triển khai thực hiện từ năm 2007 đến nay là mô hình Hợp tác Kết nghĩa giữa Hải quan hai nước. Đây là một mô hình hợp tác mới góp phần nâng cao và thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa ngành Hải quan hai nước trong thời kỳ mà hiện đại hoá đang trở thành mục tiêu vươn tới của cơ quan Hải quan các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Lào và Việt Nam.

Thực hiện Biên bản làm việc giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Lào đã ký ngày 16/10/2009 tại Hà Nội và Biên bản ghi nhớ kết quả làm việc giữa đoàn công tác của Hải quan Hà Nội, Hải quan Hà Tĩnh và Hải quan Viêng Chăn ngày 29/6/2010, Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan Hà Tĩnh và Văn phòng Hải quan Thủ đô Viêng Chăn đã tiến hành ký kết Thoả thuận về Chương trình Hợp tác kết nghĩa giữa Hải quan hai địa phương và Hải quan Lào vào ngày 11/9/2010 tại Viêng Chăn (Lào) dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan hai nước. Theo đó, Chương trình hợp tác kết nghĩa sẽ được triển khai trong giai đoạn từ năm 2010 - 2012 tập trung vào việc hợp tác, trợ giúp lẫn nhau về các vấn đề nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật.

- Sự hỗ trợ của Hải quan Nhật Bản cho Hải quan Hà Tĩnh trong xây dựng và triển khai thực hiện dự án Hệ thống thông quan tự động (VNACCS) và Hệ thống thông tin tình báo Hải quan (VCIS). Theo đó

+ Nhật Bản sẽ nghiên cứu cách thức, hình thức hỗ trợ những chức năng bổ sung của VCIS cho Hải quan Hà Tĩnh trong thời gian tới.

+ Chuyển giao công nghệ bản quyền để đảm bảo Hải quan Hà Tĩnh làm chủ hệ thống này - không chỉ là việc sử dụng, vận hành, khai thác hệ thống, chuyển giao kinh nghiệm quản lý mà còn làm chủ hệ thống trong tương lai như việc nâng cấp, bảo trì bảo dưỡng hệ thống.

+ Ưu tiên dành trợ giúp kỹ thuật của Nhật Bản cho Hải quan Hà Tĩnh theo dự án hỗ trợ kỹ thuật như cử các chuyên gia giỏi có kinh nghiệm, đào tạo cán bộ tại Hà Tĩnh và tiếp nhận các cán bộ Hải quan Hà Tĩnh học tập nghiên cứu tại Nhật Bản.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh (Trang 51 - 52)