7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Ban hành khung khổ pháp lý cho phép thực hiện quản lý rủi ro trong quy
trong quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thông quan hàng hóa nhanh chóng trong bối cảnh nhân lực của ngành Hải quan có hạn, phương thức QLRR đã được đưa vào dự thảo Luật Hải quan nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất.
Điều 15, Luật Hải quan sửa đổi năm 2005 quy định “Hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục Hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát Hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Kiểm tra Hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi
phạm pháp luật Hải quan để bảo đảm quản lí Nhà nước về Hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu”.
Trên cơ sở quy định của Luật Hải quan 2005, bắt đầu từ 01/01/2006, kỹ thuật quản lý rủi ro đã được áp dụng trong quá trình làm thủ tục Hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; giải toả được ách tắc tại khâu đăng ký tờ khai do các thông tin về nợ thuế và chủ hàng sẽ được hệ thống máy tính xác định; đảm bảo khách quan trong việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, cũng như việc lựa chọn ngẫu nhiên lô hàng phải kiểm tra. Trên cơ sở việc xây dựng, cập nhật, quản lý các hồ sơ rủi ro và hồ sơ doanh nghiệp, đã giúp cho cán bộ, công chức Hải quan quản lý, theo dõi các đối tượng có rủi ro về vi phạm pháp luật Hải quan, đồng thời, thiết lập tiêu chí phục vụ việc phân luồng kiểm tra trong thông quan và chuyển giao Kiểm tra sau thông quan.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 175/2013/TT - BTC (ngày 29/11/2013) về áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan và Quyết định số 1773/2013/TT-BTC (ngày 30/07/2013) phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý rủi ro của ngành Hải quan giai đoạn 2013-2015 tầm nhìn 2020.
Theo đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được đánh giá rủi ro để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát Hải quan và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật Hải quan, pháp luật thuế.
Việc đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được dựa trên tiêu chí Quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên hệ thống thông tin của ngành Hải quan tại thời điểm đánh giá.
Cơ quan Hải quan tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm soát những rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các rủi ro thấp. Trường hợp xảy ra vi phạm pháp luật Hải quan, pháp luật thuế nhưng trước đó công chức Hải quan đã thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn về QLRR theo phân cấp thì được miễn trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.
Thông tư cũng quy định rõ trình tự áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan được thực hiện theo trình tự:
- Xây dựng tiêu chí QLRRđáp ứng yêu cầu quản lý Hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ, thu thập, phân tích thông tin dữ liệu Hải quan, quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan;
- Xác định, phân tích, đánh giá mức độ rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tượng trọng điểm vi phạm pháp luật Hải quan, pháp luật thuế;
- Kiến nghị, áp dụng chính sách ưu tiên hoặc áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan, biện pháp quản lý thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu, chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng QLRR để đảm bảo hiệu quả quản lý Hải quan, quản lý thuế.
2.2.2. Các công việc chuẩn bị cần thiếtđể áp dụng quản lý rủi ro trong
thực tế kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu
2.2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến về quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thực hiện Quy chế tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai Hải quan, người nộp thuế của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền có hiệu quả nhất đến người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Cụ thể, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Hải quan, đặc biệt là về nội dung quản lý rủi ro; tổ chức họp mặt doanh nghiệp hàng năm để phổ biến pháp luật, giải đáp vướng mắc trong quá trình làm thủ tục Hải quan của doanh nghiệp, thông qua Hội nghị hướng dẫn về Luật Hải quan, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Hải quan; gửi phiếu trưng cầu ý kiến khảo sát nhu cầu tuyên truyền hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai Hải quan, người nộp thuế đến các doanh nghiệp, niêm yết công khai chính sách, thủ tục hải quan tại các địa điểm làm thủ tục, phát tờ rơi hướng dẫn làm thủ tục hải quan, “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”... tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu, nơi tiếp nhận thủ tục Hải quan để người dân và doanh nghiệp tìm hiểu dễ dàng. Cổng Thông tin điện tử của Cục Hải quan Hà Tĩnh mặc dù đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng cũng đăng tải kịp thời các văn bản pháp luật mới liên quan đến chế độ chính sách hàng hóa, quy trình thủ tục Hải quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc cập nhật thông tin.
Song song với việc tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người khai Hải quan, người nộp thuế, Cục Hải quan Hà Tĩnh cũng đẩy mạnh việc tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị, chủ động hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức. Những cán bộ, công chức làm công tác tuyên truyền luôn là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết và nắm vững pháp luật về Hải quan để việc tuyên truyền, cung cấp thông tin và giải đáp vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp đạt hiệu quả. Trong khi thực hiện nhiệm vụ cán bộ, công chức mặc đúng trang phục ngành Hải quan, thực hiện chế độ đúng quy định, có thái độ văn minh, lịch sự, tận tụy, đúng mực khi tiếp và trả lời người khai Hải quan, người nộp thuế.
Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin của cán bộ công chức Cục Hải quan Hà Tĩnh đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu công khai, minh bạch, tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật, từ đó tạo thuận lợi tối đa cho người khai Hải quan, người nộp thuế và đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về Hải quan trên địa bàn toàn tỉnh.
2.2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý rủi ro cho cán bộ trong toàn ngành
QLRR là một kỹ thuật bổ trợ trong hoạt động Hải quan. Chính vì thế QLRR chỉ thực sự có hiệu quả nếu dựa trên đội ngũ cán bộ Hải quan thành thạo nghiệp vụ. Nắm bắt được yếu tố này, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ Hải quan là điều kiện để áp dụng QLRR.
Hàng năm, Lãnh đạo Cục đều tổ chức cho cán bộ nhân viên của đơn vị tham gia các chương trình đào tạo và huấn luyện về kỹ năng QLRR.
Bảng 2. 4: Số lượng nhân viên được tham gia đào tạo, huấn luyện về kỹ năng quản lý rủi ro tại Cục trong giai đoạn 2010 – 2013
(Đơn vị: người)
Tiêu chí 2010 2011 2012 2013
Số lượng nhân viên tham gia đào tạo
52 58 62 76
Cục tổ chức đào tạo, tập huấn 44 48 52 62
huấn trong nước và ngoài nước
(Nguồn: Cục Hải quan Hà Tĩnh) Số lượng cán bộ, nhân viên được tham gia đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý rủi ro của Cục có xu hướng tăng lên theo các năm trong giai đoạn. Năm 2010 Cục tổ chức cho 52 cán bộ, nhân viên đào tạo, bồi dưỡng về nội dung này. Năm 2011 tăng lên 58 người (tăng 11,5% so với năm 2010); đến năm 2012 và năm 2013 tỷ lệ tăng lần lượt đạt 6,8% và 22,6%.
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên chủ yếu được Cục Hải quan Hà Tĩnh áp dụng là Cục tự tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tại đơn vị. Năm 2010 trong tổng số 52 người thì có đến 44 người tham gia hình thức đào tạo này, tương đương với tỷ lệ 84,6%. Năm 2011 số người tham gia hình thức đào tạo này là 48 người, năm 2012 và 2013 tăng lên 52 người và 62 người.
Hình thức gửi đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nước và ngoài nước cũng được triển khai, tuy nhiên số lượng cán bộ, nhân viên tham gia không nhiều, đa phần là lãnh đạo Cục, vì đây là hình thức phải đầu tư khá nhiều chi phí, trong khi sự hỗ trợ từ phía Tổng Cục Hải quan trong vấn đề này chưa thật sự cao. Năm 2010 Cục Hải quan Hà Tĩnh chỉ tổ chức cho 8 người đi đào tạo, tập huấn trong và ngoài nước, năm 2011 có 10 người tham gia, năm 2012 cũng duy trì số lượng 10 người và năm 2013 là 14 người.
Nội dung đào tạo khá phong phú, trong đó tập trung vào 3 nội dung cơ bản: - Kiến thức Tin học: đào tạo cán bộ sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của Ngành, của đơn vị;
- Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ:
+ Trau dồi, nâng cao kiến thức chuyên môn đảm bảo đảm đương được công việc mà mỗi cá nhân đang làm;
+ Cập nhật, bồi dưỡng kiến thức thuộc kỹ năng về quản lý rủi ro, đồng thời đào tạo thêm về giá tính thuế, xuất xứ, phân loại hàng hóa, sở hữu trí tuệ, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và gian lận thương mại, ma túy,... để hỗ trợ cho quá trình quản lý rủi ro;
+ Đào tạo kiến thức nâng cao cho đội ngủ cán bộ chủ chốt (chuyên sâu, chuyên gia).
+ Trang bị kiến thức tối thiểu để đọc, hiểu được thông tin trên bộ hồ sơ Hải quan và các chứng từ khác liên quan (ưu tiên tiếng Anh, tiếng Lào, một số tiếng Trung). Yêu cầu này không chỉ đối với cán bộ công chức làm trực tiếp tại các khâu trong quy trình nghiệp vụ tại cửa khẩu mà còn đối với các cán bộ công chức tại các vị trí khác trong toàn Cục phục vụ điều động, luân chuyển;
+ Đào tạo kiến thức nâng cao cho một số công chức có khả năng ngoại ngữ tốt của Cục để xây dựng đội ngũ phiên dịch, dịch thuật (ưu tiên tiếng Lào, tiếng Anh) để phục vụ tốt công tác của đơn vị.
Hàng năm, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã đầu tư một lượng chi phí không nhỏ cho việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng QLRR cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị.
Bảng 2. 5: Chi phí đầu tư cho cán bộ, nhân viên tham gia đào tạo, huấn
luyện về kỹ năng quản lý rủi ro tại Cục trong giai đoạn 2010 – 2013
(Đơn vị: triệu đồng) 2010 2011 2012 2013 Tiêu chí Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng chi phí 292 100 336 100 374 100 410 100 Cục tổ chức đào tạo, tập huấn 154 53 184,8 55 205,6 55 233,6 57
Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nước và ngoài
nước
138 47 151,2 45 168,4 45 176,4 43
(Nguồn: Cục Hải quan Hà Tĩnh) Giá trị chi phí có xu hướng tăng lên theo các năm, năm 2010 chi phí đầu tư cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý rủi ro tại Cục là 292 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 336 triệu đồng (tăng 15,1% so với năm 2010); năm 2012 chi phí này tăng lên 374 triệu đồng (tăng 11,3% so với năm 2011) và năm 2013 tỷ lệ tăng trưởng đạt 9,6% so với năm 2012. Với sự gia tăng này phản ánh phần nào sự quan tâm của Tổng
Cục Hải quan đến vấn đề nhân sự nói chung và nhân sự liên quan đến nghiệp vụ quản lý rủi ro tại các cấp cơ sở.
Trong cơ cấu chi phí thì chi phí đầu tư cho hình thức Cục tự tập huấn, đào tạo tại chỗ chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng gia tăng về giá trị cũng như tỷ trọng. Năm 2013 hình thức này được đầu tư với giá trị cao nhất với 233,6 triệu đồng, tương đương với 57% tổng chi phí.
2.2.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
Hệ thống cơ sở vật chất nói chung và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình quản lý rủi ro nói riêng tại Cục Hải quan Hà Tĩnh đang ngày càng được đầu tư hoàn thiện, trong đó chú trọng nhiều vào hạ tầng kỹ thuật và đường truyền.
* Phần cứng:
- Tại Trung tâm Dữ liệu – công nghệ thông tin (thuộc Phòng Nghiệp vụ)
+ Cục Hải quan Hà Tĩnh được trang bị thêm một số trang thiết bị tin học mới hiện đại như máy HP Itanium, hệ thống backup online, phần mềm backup online, hệ thống máy chủ IBM, máy trạm, máy in, UPS online …đáp ứng yêu cầu triển khai thông quan điện tử toàn đơn vị các giai đoạn. Đến nay, tổng số máy chủ vận hành hệ thống xử lý dữ liệu Hải quan là 05 máy;
+ Hệ thống an toàn thông tin an ninh mạng cho toàn đơn vị đã được trang bị tương đối đầy đủ với các tiêu chí chuẩn hoạt động ổn định và đảm bảo việc trao đổi thông tin giữa Cục và Chi cục trực thuộc;
+ Hệ thống hạ tầng truyền thông và chính sách bảo mật đang được áp dụng tại Cục Hải quan Hà Tĩnh đảm bảo tính ổn định và độ an toàn cao. Các thiết bị tường lửa được trang bị như Cisco ASA, Jupiner… là những thiết bị mạng mang tính cơ động và mức độ bảo mật an ninh hệ thống đạt mức tiên tiến tính đến thời điểm trang bị;
+ Hệ thống an toàn thông tin an ninh mạng cho toàn đơn vị được Tổng cục Hải quan trang bị đầy đủ với các tiêu chí chuẩn như hệ thống quản lý người dùng tập trung theo tên miền AD (Active Domain) đã đi vào hoạt động ổn định và đảm bảo việc trao đổi thông tin giữa Cục và Chi cục trực thuộc.
- Tại các Chi cục Hải quan: Hệ thống máy móc thiết bị tại các Chi cục triển khai đều đảm bảo vận hành chương trình cũng như an toàn, bảo mật hỗ trợ việc triển khai. Các Chi cục (01 điểm làm thủ tục - tổng cộng 09 điểm làm thủ tục/07 Chi cục Hải
quan) đều được trang bị tối thiểu 03 máy chủ mới với công nghệ tiên tiến mà trong giai đoạn đầu phải tạm điều chuyển hay đi thuê và dần được trang cấp đầy đủ sau này.
* Kênh truyền: Các kênh truyền được phân loại thành 02 nhóm: - Kênh truyền do Cục Hải quan Hà Tĩnh trang bị:
Được trang bị từ năm 2009 đến năm 2012, sử dụng công nghệ kết nối điểm tới điểm Leased-Line theo đường truyền trang bị cáp quang, hoạt động rất ổn định và đảm bảo duy trì tốt việc truyền nhận dữ liệu tờ khai điện tử trong phạm vi nội bộ.
- Kênh truyền do Tổng cục Hải quan trang bị: