Về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Trang 59 - 71)

II Sản phẩm ngoài gỗ

4.2.5.Về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện

4.2.5.1. Về cơ chế chính sách

* Chính sách về đất đai

- Quy hoạch sử dụng đất:

Việc quy hoạch đất đai, tỉnh Hồ Bình (trong đó có huyện Kỳ Sơn) đã được thực hiện trong nhiều năm trước đây. Nhiều chủ trương chính sách, văn bản Pháp quy của Chính phủ đã được tỉnh vận dụng để triển khai tại địa phương, như: Luật đất đai năm 1993 và sửa đổi năm 1998, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, v.v.. . Gần đây, theo yêu cầu của Bộ NN & PTNT về việc thực hiện Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến 2015, tỉnh Hồ Bình đã tiến hành quy hoạch đất lâm nghiệp và đất dự phòng cho phát triển lâm nghiệp tồn tỉnh là 337.840,29ha. Trong đó: quy hoạch đất lâm nghiệp là 302.095ha, đất dự phòng cho phát triển lâm nghiệp là 35.745,29ha.

Theo quy hoạch, đất lâm nghiệp của huyện Kỳ Sơn là 15.086,62ha (chiếm 74,67% diện tích đất tự nhiên). Trong đó quy hoạch đất lâm nghiệp là 13.437,72ha và đất dự phòng phát triển lâm nghiệp là 1.648,9ha.

Với việc Quy hoạch đất đai này đã tạo điều kiện cho tỉnh, huyện chủ động trong việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tạo cho các tổ chức và cá nhân yên tâm khi phát triển sản xuất trên mảnh đất của mình, nhất là những loại hình kinh doanh có chu kỳ dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Rà soát quy hoạch 3 loại rừng:

Sau khi có Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà sốt quy hoạch lại 3 loại rừng và Công văn số 334/BNN- LN ngày 15/2/2006 của Bộ NN & PTNT về kế hoạch rà soát 3 loại rừng, UBND tỉnh Hồ Bình đã có các văn bản chỉ đạo: Quyết định số 90/QĐ- UBND ngày 16 tháng 01 năm 2006 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 38/2005/CT-TTg; Quyết định số 1374/QĐ- UBND ngày 06/6/2006 của UBND tỉnh Hồ Bình về việc phê duyệt đề cương và dự toán rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Hồ Bình; Cơng văn số 1044/UBND-NLN, ngày 06/7/2006 của UBND tỉnh Hồ Bình về việc chỉ định đơn vị thực hiện rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Hồ Bình năm 2006. Theo kết quả rà sốt quy hoạch thì diện tích 3 loại rừng của huyện Kỳ Sơn như sau: Diện tích đất rừng phịng hộ là 2.670,4 ha (chiếm 17,7% diện tích đất lâm nghiệp), rừng đặc dụng là 1.569,2ha (chiếm 10,4% diện tích đất lâm nghiệp) và 10.847,02ha đất RSX (chiếm 71,89% diện tích đất lâm nghiệp).

* Giao đất giao rừng

- Các văn bản đã được áp dụng:

+ Quyết định 184/HĐBT ngày 6/11/1982 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc đẩy mạnh GĐGR cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng.

+ Luật đất đai năm 1987, quy định Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nơng, lâm nghiệp.

+ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài cho mục đích lâm nghiệp.

+ Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ về việc giao đất sử dụng vào mục đích nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước.

- Kết quả thực hiện:

+ Tỉnh Hồ Bình: Về cơ bản đã hồn thành việc giao đất, khốn rừng cho các hộ gia đình, hợp tác xã và các tổ chức, trong giai đoạn 1995 - 1999 đã giao cho các hộ gia đình 235.989,34ha, chiếm 73,21%; giao cho UBND các xã 21.968,62ha, chiếm 6,81%; đất thuộc các nông, lâm truờng, đất dự án ... là 64.376,77ha, chiếm 19,97%. Việc giao đất, giao rừng đã gắn liền với lợi ích, quyền lợi của người dân sống trên địa bàn (Nguồn UBND tỉnh Hồ Bình).

+ Huyện Kỳ Sơn, thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh Hịa Bình đến nay đã giao cho các hộ gia đình 3.384,4ha, chiếm 22,4%, Cơng ty lâm nghiệp Hồ Bình 3.774,86ha, chiếm 25,0%, Vườn quốc gia Ba Vì 1.569,2ha, chiếm 10,4%, UBND các xã 4.709,26ha, chiếm 31,2%, còn lại để dự phòng của huyện là 1.648,9ha chiếm 10,9% (Nguồn : Phịng Nơng nghiệp huyện Kỳ Sơn).

Nhìn chung việc GĐGR của huyện Kỳ Sơn thực hiện khá nghiêm túc, các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình nhận rừng đều phấn khởi, yên tâm phát triển kinh kinh doanh, đồng thời sử dụng đúng mục đích sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập nhất định mà trong khn khổ trách nhiệm của huyện rất khó có thể giải quyết được. Cụ thể như việc xác định ranh giới trên thực địa của các chủ rừng là điều rất khó nên vẫn thường xuyên xẩy ra tranh chấp, một số hộ gia đình khó khăn khơng có điều kiện kinh doanh nên từ khi đất được giao vẫn khơng có tác động gì, hiệu quả kinh doanh thấp,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Cơ chế và chính sách đầu tư

- Nguồn vốn:

Kết quả điều tra nguồn vốn đầu tư trồng RSX của huyện Kỳ Sơn được tổng hợp và trình bày tại bảng 4.9:

Bảng 4.9: Nguồn vốn đầu tư cho trồng rừng sản xuất của huyện Kỳ Sơn

TT Thời gian Nguồn vốn Đối tượng

1 Trước 1989 Ngân sách Nhà nước trước chương trình 327

Trồng rừng tập trung do lâm trường Kỳ Sơn thực hiện theo kế hoạch được giao 2 1989 - 1993 - Ngân sách Nhà nước

trước chương trình 327. - Dự án PAM 3352

- Trồng rừng tập trung - Trồng rừng tập trung và phân tán ( cho hộ gia đình ) 3 1993- 1998 - Ngân sách Nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo chương trình 327

Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc

4 1998 - nay - Ngân sách Nhà nước theo chương trình 661 - Vay tín dụng - Tư nhân - Trồng rừng tập trung - Trồng rừng nguyên liệu - Trồng rừng nguyên liệu Kết quả tại bảng 4.9 cho thấy không kể nguồn vốn ngân sách nhà nước trồng theo kế hoạch trước đây thì từ năm 1989 đến nay huyện Kỳ Sơn đã sử dụng 5 nguồn vốn để hỗ trợ cho trồng RSX. Cụ thể là: nguồn vốn nước ngoài thuộc chương trình trồng rừng PAM 3352 (1989-1993); vốn ngân sách nhà nước trong chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc (1993-1998); vốn ngân sách thuộc chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, hỗ trợ 2 triệu đồng/ha khuyến khích các chủ rừng bỏ vốn trồng RSX (2003-nay); vốn tín dụng ưu đãi để trồng rừng nguyên liệu, vay thông qua Công ty lâm nghiệp Hồ Bình - Tổng cơng ty lâm nghiệp Việt Nam và vốn tự có của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chính sách tín dụng:

Trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của các nhà đầu tư và khuyến khích người dân tham gia trồng rừng, đặc biệt là trồng RSX, cụ thể là: giai đoạn 1989-1992 Chính phủ đã có Quyết định 164/TTg, với cơ chế cho vay ưu đãi đầu tư cho trồng RSX bằng 50% lãi suất mà Ngân hàng đầu tư cho vay và khơng tính lãi luỹ tiến, chỉ tính lãi gộp (cả gốc và lãi) sau 1 chu kỳ kinh doanh; 1993-1998 chương trình 327 cho trồng RSX với các đối tượng cây công nghiệp khơng tính lãi; Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cho vay qua quỹ đầu tư phát triển với lãi suất biến động từ 5,4%/năm đến 10%/năm. Ngoài ra, các Ngân hàng thương mại cũng có những tín dụng ưu đãi khác nhằm khuyến khích các các tổ chức và người dân tăng cường công tác trồng rừng sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu gỗ ngày càng tăng của nước ta và giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các vốn tín dụng là rất hạn chế. Theo báo cáo sơ kết công tác thực hiện dự án 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2005 thì vốn vay tín dụng cho trồng RSX hàng năm chỉ vay được khoảng 280-300 tỷ đồng, trồng được khoảng 100.000 ha (chủ yếu là các Tổng công ty lâm nghiệp và Tổng công ty giấy). Các doanh nghiệp trồng rừng nhỏ, các hộ gia đình vẫn chưa có khả năng vay vốn vì cơ chế cho vay còn nhiều ràng buộc, phức tạp,...Mặt khác lãi suất vay tín dụng cịn ở mức cao.

Huyện Kỳ Sơn, cho đến nay hầu như chưa có hộ gia đình nào có khả năng vay vốn tín dụng của Ngân hàng để phát triển trồng RSX. Chủ yếu là Cơng ty lâm nghiệp Hồ Bình có sử dụng vốn tín dụng để trồng rừng nguyên liệu, nhưng việc vay vốn cũng được thực hiện từ Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Suất đầu tư:

Suất đầu tư cho trồng rừng tại huyện Kỳ Sơn phụ thuộc vào nguồn vốn được cấp, mỗi nguồn vốn có những quy định mức đầu tư khác nhau:

+ Rừng trồng theo dự án PAM 3352 người dân được cung cấp cây giống, phân bón và hỗ trợ 100 kg gạo cho một ha rừng trồng.

+ Dự án 327 và 661 áp dụng theo Quyết định số 13/2000/QĐ-UB ngày 7/3/2000 của UBND tỉnh Hồ Bình về việc ban hành Quy định về MH, cơ cấu cây trồng, mức đầu tư - dự tốn các cơng trình lâm sinh thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Hịa Bình. Theo đó mức đầu tư ngồi cây giống, phân bón người dân được hỗ trợ từ 1,7 triệu/ha sau đó nâng lên 2,5 triệu/ha, 4 triệu/ha, 6 triệu/ha và hiện nay là 10 triệu/ha.

+ Đối với trồng RSX thuộc dự án 661, ngân sách chỉ hỗ trợ 2 triệu đồng/ha chủ yếu là để mua cây giống, phân bón và th thiết kế, cịn lại người dân tự bỏ vốn để trồng và chăm sóc bảo vệ.

+ Rừng trồng nguyên liệu do Cơng ty lâm nghiệp Hồ Bình đầu tư được coi là đã tính đúng tính đủ theo thiết kế. Các hộ dân nhận trồng rừng nguyên liệu được vay toàn bộ số tiền đầu tư cho một chu kỳ kinh doanh (khoảng 6-7 năm) theo dự tốn của Cơng ty. Tiền vay được giải quyết theo tiến độ trồng rừng và phụ thuộc vào loài cây trồng, cụ thể: Keo tai tượng đầu tư 11.615.151 đồng/ha/chu kỳ, Keo lai đầu tư 9.881.386 đồng/ha/chu kỳ, Bạch đàn Urophylla đầu tư 12.274.321 đồng/ha/chu kỳ (xem phần phụ lục 04, 05, 06).

Nhìn chung suất đầu tư cho trồng rừng tại Kỳ Sơn, Hồ Bình là thấp, hầu hết các dự án đều tính ở mức hỗ trợ. Riêng vốn vay trồng rừng nguyên liệu đã được Cơng ty lâm nghiệp Hồ Bình tính tốn tương đối đủ cho 3 lồi Keo tai tượng, Keo lai và Bạch đàn Urophylla, tuy nhiên vẫn ở mức thâm canh thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm

- Các chính sách đã được áp dụng:

+ Quyết định số 136/CP ngày 31/7/1998 sửa đổi một số quy định về thủ tục khai thác, xuất khẩu gỗ lâm sản.

+ Quyết định 661/1998/CP tại phần chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm đối với rừng trồng sản xuất.

+ Chỉ thị số 19/TTg ngày 16/7/1999 về biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng: khuyến khích đẩy mạnh sử dụng, tiêu thụ, xuất khẩu gỗ rừng trồng.

+ Quyết định số 80/02/TTg ngày 24/6/2002 về khuyến khích tiêu thụ nơng sản (bao gồm lâm sản hàng hóa).

+ Quyết định 40/2005/BNN ngày 7/7/2005 về Ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.

- Kết quả áp dụng tại địa phương:

Hầu hết các văn bản ban hành đều đã được UBND, các cơ quan chức năng (Sở NN&PTNT, Kiểm lâm,..) của tỉnh và huyện triển khai xuống tận các hộ dân, qua đó phần nào đã thúc đẩy được phong trào trồng rừng tại huyện Kỳ Sơn. Kết quả điều tra cho thấy việc áp dụng các chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm cụ thể như sau:

+ Đối với rừng được đầu tư theo nguồn vốn dự án PAM 3352, người dân được lựa chọn phương thức khai thác, tự quyết định nơi bán và giá cả thoả thuận. Sản phẩm được chủ rừng hưởng toàn bộ.

+ Rừng Dự án 327 và rừng phòng hộ thuộc dự án 661, chủ rừng được khai thác và sử dụng sản phẩm các loài cây phù trợ, các sản phẩm tỉa thưa cây chính (nếu có).

+ RSX được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 2 triệu đồng/ha, sau khi khai thác chủ rừng được hưởng 100% sản phẩm và miễn các loại thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Rừng trồng nguyên liệu từ nguồn vốn vay của Công ty lâm nghiệp Hồ Bình, chủ rừng được vay 100% vốn theo dự toán được duyệt, sau khi khai thác (6-7 năm) chủ rừng phải giao nộp sản phẩm cho Công ty từ 42-46 m3/ha (tuỳ theo lồi cây), số sản phẩm cịn lại chủ rừng có thể bán tự do hoặc bán lại cho Công ty với giá chỉ đạo từ Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (giá Keo hiện tại từ 350.000đ - 400.000 đ/ m3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

).

+ Ngoài ra, các hộ dân tự bỏ vốn trồng rừng tập trung hoặc phân tán được tự quyết định phương thức khai thác, nơi tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Về chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm tại Kỳ Sơn nhìn chung là thơng thống, ít gây phiền hà và có lợi cho chủ rừng. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn chưa có tính hấp dẫn với các chủ rừng, bởi lẽ đặc điểm của cây lâm nghiệp là chu kỳ kinh doanh dài, thiếu vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế thấp, cơ chế phân chia sản phẩm (trường hợp vay vốn) vẫn thiệt cho chủ rừng, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ và vẫn bị trung gian ép giá,..

* Về công tác khuyến lâm

Công tác khuyến lâm của tỉnh Hồ Bình nói chung và huyện Kỳ Sơn nói riêng trong những năm qua rất được chú ý. Nội dung hoạt động khuyến lâm chủ yếu tập trung vào các vấn đề xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật, xây dựng các MH trình diễn về giống mới.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hồ Bình trong thời gian qua Sở NN & PTNT đã ban hành trên 20 quy trình, hướng dẫn kỹ thuật gây trồng cho các loài cây phổ biến được chọn trong các Dự án trồng rừng của tỉnh; Trung tâm khuyến nông-khuyến ngư đã triển khai chuyển giao 29 quy trình cơng nghệ, 28 TBKT được áp dụng, 97 MH thí điểm, 1.788 người được tập huấn đào tạo cơng tác khuyến lâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo số liệu điều tra tại huyện Kỳ Sơn, cho đến nay hầu hết các loài cây dùng để trồng rừng trên địa bàn huyện đều đã có quy trình, cụ thể như: Keo tai tượng, Keo lai, Bạch đàn, Trám trắng, Thông nhựa, Luồng,....Hàng năm số cán bộ tham gia mạng lưới khuyến lâm từ huyện đến xã đều được dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ khuyến lâm do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức với 80% cán bộ thôn đã được dự các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ.

4.2.5.2. Tổ chức thực hiện

* Tổ chức sản xuất lâm nghiệp của tỉnh, huyện

- Tỉnh Hồ Bình:

Tại tỉnh Hồ Bình ngành lâm nghiệp được chia làm hai khối: khối quản lý Nhà nước và sự nghiệp; khối sản xuất kinh doanh:

+ Khối quản lý Nhà nước và sự nghiệp gồm: Văn Phòng Sở NN &

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Trang 59 - 71)