Giai đoạn trước năm

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Trang 46 - 48)

Trong giai đoạn này mục tiêu trồng rừng của huyện Kỳ Sơn chủ yếu là để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mặc dù diện tích trồng rừng các năm sau đều cao hơn năm trước. Tuy nhiên, giống cây trồng cũng như kỹ thuật trồng chưa được cải thiện nhiều, vốn chủ yếu do Nhà nước cấp, đơn giá đầu tư thấp, không gắn được trách nhiệm người trồng rừng với kết quả trồng rừng. Quản lý vốn, quản lý kỹ thuật chưa chặt chẽ, đặc biệt không quản lý được giống, chủ yếu sử dụng giống thu hái sô bồ, tỷ lệ thành rừng kém (45- 60%), năng suất rừng thấp (5 - 7m3/ha/năm). Về loài cây trồng chủ yếu là Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Lát hoa (Chukrasia

tabularis), Tre, Luồng… Trồng cây phân tán cũng bắt đầu được phát triển tại

các xã vùng thấp của huyện, song cịn có tính chất quảng canh.

4.1.2. Giai đoạn 1989 - 1993

Trong giai đoạn này nhận thức của người trồng rừng đã có nhiều thay đổi, đã thấy được các mục tiêu trồng rừng công nghiệp, về đầu tư thâm canh, song những chuyển biến đó tác động đến thực tế sản xuất chưa nhiều.

Các loài cây mọc nhanh có năng suất cao được chú ý gây trồng. Tỷ lệ thành rừng đạt 60-75%, năng suất rừng trồng trong giai đoạn này đã tăng lên (đạt trên 10m3/ha/năm). Tuy nhiên giống vẫn chưa đạt chất lượng, chọn loại cây trồng sai lập địa, kỹ thuật chưa đảm bảo. Trong giai đoạn này ngoài trồng rừng theo nguồn vốn ngân sách thì huyện Kỳ Sơn triển khai trồng rừng theo dự án PAM 3352 do tổ chức Nông lương thế giới (PAO) tài trợ. Dự án đã huy động nhiều hộ gia đình dân tộc Mường tham gia trồng rừng nhằm hạn chế việc đốt rừng làm rẫy. Các loài cây dự án đưa vào trồng rừng là Bạch đàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trắng (Eucalyptus camaldulensis), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Lát hoa (Chukrasia tabularis)... Dự án PAM 3352 trong giai đoạn 1989-1993 đã có những đóng góp nhất định trong cơng tác trồng rừng của huyện. Trong giai đoạn này huyện Kỳ Sơn đã thực hiện trồng được 3.514ha rừng.

4.1.3. Giai đoạn 1993 – 1998

Sản xuất lâm nghiệp của huyện Kỳ Sơn trong giai đoạn này đã có nhiều khởi sắc, các loài cây đưa vào trồng rừng đa dạng hơn về lồi, cơng tác giống cây trồng rừng cũng đã được quan tâm, tuyển chọn. Thực hiện chương trình 327 trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc với mục đích phịng hộ theo quyết định số 327-QĐ ngày 15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi “ Một số chủ trương, chính sách sử dụng rừng, đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước” trên địa bàn huyện đã triển khai trồng rừng tại tất cả các xã. Các loài cây được trồng theo chương trình là: Keo tai tượng (Acacia

mangium), Trám trắng (Canarium album), Lim xanh (Erythrophloeum fordii),

Thông nhựa (Pinus merkusii)... Tỷ lệ thành rừng đạt 75-85%, năng suất rừng

trồng cây mọc nhanh trong giai đoạn này đã tăng lên (đạt 12- 15m3/ha/năm). Đến 12/9/1995, bằng quyết định 556-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giới hạn chương trình 327 thành chương trình quốc gia về “Bảo vệ, khơi phục rừng phịng hộ, rừng đặc dụng”. Vì thế việc đầu tư khơi phục rừng phịng hộ, rừng đặc dụng chỉ thực sự được triển khai đúng nghĩa trong hai năm 1996 - 1997, trước khi chương trình này trở thành một bộ phận của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Dự án 327 tuy còn nhiều tồn tại như chỉ đạo cấp Trung ương thường áp đặt về các mặt: mật độ và cơ cấu cây trồng, đơn giá đầu tư... làm cho chủ dự án và hộ thành viên tham gia khó thực hiện. Mặc dù vậy không thể phủ nhận sự thành cơng của dự án 327 về trồng rừng phịng hộ đã tạo đà cho phát triển lâm nghiệp nói chung và phát triển trồng rừng tại huyện Kỳ Sơn nói riêng. Trong giai đoạn này tồn huyện đã trồng được 2.148ha rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)