- Nhà máy chế biến gỗ ghép thanh và sản xuất đồ mộc: Được xây dựng tại khu Đầm Lấm, xã Mơng Hóa năm 2005 với quy mô hiện đại theo
4.6.2. Giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện
4.6.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Trên cơ sở quy hoạch đất lâm nghiệp nói chung và đất trồng RSX nói
riêng của huyện, cần quy hoạch vùng trồng rừng tập trung nhằm tạo ra các sản phẩm mang tính hàng hố. Nên tập trung trồng rừng ngun liệu tại một số xã có diện tích đất RSX lớn, có điều kiện vận chuyển thuận lợi như: xã Dân Hoà, Dân Hạ, Phúc Tiến, Độc Lập. Những nơi khác có thể kết hợp trồng rừng nguyên liệu và gỗ lớn.
- Cần rà soát việc giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp lâu dài theo đúng luật định, đặc biệt là đất RSX
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
để hộ gia đình, tổ chức và cá nhân nhận rừng yên tâm đầu tư kinh doanh trên mảnh đất được giao. Trong quá trình GĐGR cần xác định rõ ranh giới của các chủ hộ tại thực địa, đồng thời kèm theo các hướng dẫn, tư vấn lựa chọn loài cây trồng để chủ rừng xây dựng kế hoạch trồng rừng. Thường xuyên kiểm soát và xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng đất rừng sai mục đích.
- Về đầu tư: Đối với RSX Nhà nước cần có chính sách bảo hộ, ổn định lãi suất vốn vay ưu đãi trong suốt quá trình đầu tư trồng rừng đến hết chu kỳ; tạo cơ chế thơng thống hơn để người dân được tiếp cận với vốn vay ưu đãi; cần tăng mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách cho các tổ chức, hộ gia đình trồng RSX lên 3 triệu đồng/ha và cho cả đối tượng trồng cây nguyên liệu; đối với dự tốn trồng rừng ngun liệu cần được tính đúng, tính đủ theo mức độ thâm canh cao; về giá cây giống, nhất là những giống mới cần xây dựng sát với giá thị trường, đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sản xuất giống cây lâm nghiệp.
- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, người làm nghề rừng: Tìm kiếm và ổn định thị trường tiêu thụ hàng hoá, chế biến lâm sản trong và ngoài nước. Định hướng các mặt hàng tiêu thụ trong nước; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện liên doanh, liên kết trong khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
4.6.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Kiện toàn mạng lưới chỉ đạo phát triển sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng RSX nói riêng từ huyện đến xã; tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, thực hiện kế hoạch trồng rừng, chế biến lâm sản và hoạt động khác liên quan đến trồng RSX.
- Lồng ghép các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp trên cùng một địa bàn; phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng cấp quản lý và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
từng cán bộ chỉ đạo; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật đến các hộ dân.
- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ chỉ đạo hiện trường, các khuyến lâm viên, kiểm lâm viên, cán bộ lâm nghiệp của xã; phổ cập kỹ thuật, tổ chức cho người dân địa phương tham quan, học tập các MH điển hình trồng rừng, các MH trồng RSX có hiệu quả kinh tế và bền vững, qua đó phát động phong trào trồng rừng trong nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng.
- UBND huyện cần khuyến khích và hỗ trợ thành lập các hội sản xuất, chế biến, kinh doanh lâm sản.