Cơ cấu loài cây trồng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Trang 55 - 56)

II Sản phẩm ngoài gỗ

4.2.3. Cơ cấu loài cây trồng rừng sản xuất

Cơ cấu loài cây trồng rừng được thể hiện qua bảng 4.6 dưới đây:

Bảng 4.6: Cơ cấu loài cây trồng rừng sản xuất của huyện Kỳ Sơn

TT Thời gian Loài cây

1 Trước 1989

Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta) Lát hoa (Chukrasia tabularis) Lim xanh (Erythrophloeum fordii) Tre, Luồng...

2 1989 - 1993

Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) Lát hoa (Chukrasia tabularis)

Lim xanh (Erythrophloeum fordii) Thông nhựa (Pinus merkusii) Tre, Luồng...

3 1993- 1998

Bạch đàn (Eucalyptus Urophylla) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) Keo tai tượng (Acacia mangium) Lát hoa (Chukrasia tabularis) Trám trắng (Canarium album) Lim xanh (Erythrophloeum fordii) Thông nhựa (Pinus merkusii) Tre, Luồng...

4 1998 - nay

Bạch đàn (Eucalyptus Urophylla) Keo tai tượng (Acacia mangium)

Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) Lát hoa (Chukrasia tabularis)

Trám trắng (Canarium album) Lim xanh ( Erythrophloeum fordii) Muồng đen (Cassia siamea)

Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum) Sấu (Dracontomelon duperreanum) Thơng nhựa (Pinus merkusii)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo danh mục các loài cây trong bảng 4.6 có thể thấy số lượng loài cây phục vụ trồng rừng tăng dần theo các giai đoạn: trước năm 1989 với các loài cây trồng lấy gỗ như Bạch đàn liễu, Lát Hoa, Lim xanh, các loài cây lâm sản ngồi gỗ như Tre, Luồng…, thì giai đoạn năm 1989 – 1993 (dự án PAM 3352) đã trồng thêm lồi Thơng nhựa, Bạch đàn trắng, Keo lá tràm; tương tự như vậy với giai đoạn năm 1993 – 1998 (Chương trình 327) số lượng lồi cây trồng bổ sung thêm Bạch đàn Urophylla, Keo tai tượng, Trám trắng; Đặc biệt giai đoạn từ 1998 đến nay thì tập đồn cây trồng rừng của huyện đã tăng lên đáng kể với các loài cây bổ sung thêm so với các giai đoạn trước là Keo lai, Muồng đen, Lim xẹt, Sấu. Tuy nhiên, trên thực tế những loài cây bản địa như Lim xanh, Lát hoa, Muồng đen, Lim xẹt, Sấu có sinh trưởng và phát triển chậm nên chủ yếu trồng rừng phòng hộ, trồng rừng tập trung với diện tích nhỏ hoặc trồng cây phân tán.

Mặc dù số lượng lồi cây trồng nhiều nhưng với mục đích kinh doanh gỗ nhỏ làm nguyên liệu dăm, giấy… là chính nên trên địa bàn huyện Kỳ Sơn chủ yếu trồng 3 loài Keo tai tượng, Keo lai và Bạch đàn Urophylla, là những lồi cây có tốc độ sinh trưởng nhanh và có chu kỳ kinh doanh ngắn.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)