Nghiên cứu về chính sách và thị trường

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Trang 27 - 32)

Chính phủ đã ban hành các chính sách về quản lý rừng như Luật đất đai sửa đổi năm 2003; Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, các nghị định 01/CP [14], trong đó có giao khoán và sử dụng đất lâm nghiệp; Nghị định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

02/CP [15] quy định về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định 163/CP [16] về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp, các chính sách về đầu tư tín dụng như luật khuyến khích đầu tư trong nước, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, chính sách thuế, chính sách hưởng lợi…. các chính sách trên đã có tác động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là trồng RSX.

Đánh giá hiệu quả giao đất giao rừng ở Thanh Hóa, Võ Nguyên Huân (1997) [7] đã xác định được các loại hình sản xuất và đưa ra các giải pháp nhằm phát huy nội lực của chủ rừng trong sử dụng và quản lý rừng bền vững. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn và hạn chế của chính sách giao đất khoán rừng đồng thời đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao đất và khoán bảo vệ rừng.

Nghiên cứu rà sốt các chính sách liên quan đến phát triển rừng như chính sách về đất đai, đầu tư tín dụng Phạm Xuân Phương (2003) [19] đã chỉ rõ các chủ trương và chính sách là rất kịp thời và có ý nghĩa, nhưng trong quá trình triển khai cịn nhiều bất cập. Qua đó tác giả cũng kiến nghị cần có quy hoạch tổng thể cho vùng trồng rừng ngun liệu, tạo cơ chế thơng thống cho chủ rừng vay vốn trồng rừng,…đảm bảo cho người trồng rừng có lợi nhuận.

Nghiên cứu về trồng RSX vùng miền núi phía Bắc, tác giả Võ Đại Hải (2006) [5] đã cho thấy để phát triển trồng RSX chúng ta không chỉ chú ý giải quyết thuần túy các yếu tố kỹ thuật mà cịn phải chú ý giải quyết nhiều vấn đề có liên quan tác động qua lại lẫn nhau, nghĩa là phải có cách tiếp cận tổng hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm, trong đó từ khâu tạo ngun liệu cho tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó các chính sách, thị trường và chế biến lâm sản giữ vai trị quan trọng.

Nhìn chung những nghiên cứu về chính sách phát triển rừng trồng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều hơn, song

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng mới chỉ quan tâm tập trung vào một số vấn đề như: Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp và một số nghiên cứu nhỏ về thị trường.

1.3. Thảo luận

Qua tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy các nghiên cứu khá hoàn chỉnh từ khâu kỹ thuật cho đến các cơ chế chính sách phục vụ cho nhiệm vụ trồng rừng. Các kết quả nghiên cứu đã phần nào đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác trồng rừng nói chung và trồng RSX nói riêng, cụ thể:

* Về khía cạnh kỹ thuật:

Các cơng trình nghiên cứu đã đề xuất được danh mục các loài cây dùng cho trồng rừng khá đa dạng và phong phú, nhiều loài cây tỏ ra phù hợp với điều kiện lập địa của vùng và là cây cứu cánh cho các địa phương trong từng giai đoạn phát triển lâm nghiệp của nước ta. Kết quả đến nay đã có một danh mục các loài cây trồng chủ yếu để trồng RSX cho 9 vùng sinh thái lâm nghiệp theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/5/2005.

Các cơng trình nghiên cứu đã đưa ra những nhận định toàn cảnh về tiềm năng đất đai sản xuất lâm nghiệp cho các vùng sinh thái và những kiến nghị xác đáng trong quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại cho các địa phương; xác định được tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng tại một số vùng sinh thái và xây dựng được quy trình điều tra xây dựng bản đồ dạng lập địa cho một vùng cụ thể để phục vụ cho việc quy hoạch, thiết kế trồng rừng,... Các cơng trình nghiên cứu về giống có thể nói đã có nhiều thành cơng nhất cả trên thế giới và Việt Nam. Việc chọn lọc và cải thiện giống đã góp phần đưa năng suất và chất lượng rừng trồng không ngừng nâng lên, từ chỗ năng suất bình quân chỉ đạt 5-7 m3/ha/năm lên bình qn 12-15 m3/ha/năm, có nơi đạt 30-35 m3/ha/năm (ở Việt Nam) và từ 7-12 m3/ha/năm đã tăng lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35-70 m3/ha/năm (trên thế giới).

Các cơng trình nghiên cứu về KTLS đã đề cập khá đầy đủ hệ thống các biện pháp kỹ thuật từ khâu làm đất, kỹ thuật bón phân, mật độ trồng, tỉa cành và tỉa thưa đối với các loài cây trồng chủ yếu đã được lựa chọn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong lĩnh vực trồng rừng, đó là:

- Danh mục loài cây dùng để trồng rừng đã được chọn là quá nhiều, cịn mang tính liệt kê mà chưa gắn các lồi cây đó với các điều kiện lập địa cụ thể nên việc áp dụng vào thực tế sản xuất là rất khó khăn.

- Thiếu tiêu chuẩn về chất lượng giống để bảo đảm cho sản xuất, sử dụng và thị trường hố các loại giống có chất lượng cao. Các nghiên cứu chỉ mới tập trung ở các cây nhập nội là chính, trong khi đó nhiều cây bản địa có giá trị kinh tế cao có thể sử dụng cho trồng RSX vẫn chưa được đề cập đến.

- Về các biện pháp KTLS tác động, đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng đã có những kết quả rõ nét nhưng việc áp dụng vào sản xuất còn nhiều hạn chế, nhất là đối với đối tượng là RSX.

* Về khía cạch chính sách:

Việc nghiên cứu về cơ chế chính sách đối với rừng trồng sản xuất đã được nhiều tác giả nghiên cứu và góp phần giúp cho Nhà nước và các cơ quan quản lý có cơ sở đề ra các cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích người dân và tổ chức tham gia trồng rừng. Bước đầu đã xác định được quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân sử dụng đất (thông qua Luật đất đai và các nghị định về GĐGR của Chính phủ), quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng, từng bước nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật cho người dân. Thông qua tín dụng ưu đãi, chính sách miễn giảm thuế rừng trồng,.. cũng đã là động lực thúc đẩy người dân tham gia trồng rừng.

Tuy nhiên, các cơ chế chính sách giành riêng cho trồng rừng vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sự hướng dẫn cụ thể nên người dân khó thực hiện, đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biệt là những vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Ví dụ: nhiều nơi thực hiện GĐGR cho người dân chỉ dừng lại ở chỗ diện tích, ranh giới mà thiếu hướng dẫn cụ thể về sử dụng nên kết quả sau hàng chục năm đất vẫn còn nguyên trạng. Cơ chế đầu tư thiếu hợp lý, đặc biệt là đối với RSX, việc hỗ trợ 2 triệu đồng/ha để trồng RSX với chu kỳ 7-8 năm là thiếu sự hấp dẫn đối với người dân. Có chủ trương cho vay vốn ưu đãi để trồng RSX nhưng thủ tục lại quá phức tạp nên ít người có thể thực hiện được,.. Ngoài ra các dịch vụ đi kèm để đảm bảo cho một vịng kinh doanh khép kín có hiệu quả cịn thiếu tính ổn định, như thiếu cơ sở cung ứng giống có chất lượng cao và giá cả hợp lý, thiếu thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả đầu ra thất thường, các hoạt động khuyến nông khuyến lâm chưa đến trực tiếp được với người trồng rừng, v.v...

Tóm lại: Các cơng trình nghiên cứu đã đề cập khá đầy đủ cả về hệ thống

các biện pháp KTLS đến cơ chế chính sách đối với cơng tác trồng rừng. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định, đặc biệt là công tác trồng RSX.

Bởi vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn đến rừng trồng sản xuất để đáp ứng được nhu cầu gỗ nguyên liệu. Đồng thời góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân miền núi nói chung và các chủ rừng nói riêng. Cho nên đề tài: “Đánh giá thực trạng rừng trồng sản

xuất ở huyện Kỳ Sơn tỉnh Hịa Bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững” là cần thiết và cũng khơng ngồi những vấn đề cần được quan tâm ở trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 2

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)