Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Trang 34 - 35)

2.1.5.1. Hiện trạng đất đai:

Số liệu thống kê được ghi tại bảng 2.1:

Bảng 2.1: Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng của huyện Kỳ Sơn

TT Hiện trạng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích tự nhiên 20.204,36 100 I Đất lâm nghiệp 15.086,62 74,67 1 Rừng tự nhiên 2.705,4 13,39 a Rừng gỗ lá rộng 803,9 3,98 - Rừng nghèo 45,9 0,23 - Rừng phục hồi 758,0 3,75 b Rừng hỗn giao 1.681,5 8,32 c Rừng núi đá 220 1,09 2 Rừng trồng 4.322,57 21,39 3 Đất chưa có rừng 6.409,75 31,72 - Trạng thái Ia 5.508,94 27,27 - Trạng thái Ic 900,81 4,45 4 Đất dự phòng 1.648,9 8,16 II Đất khác 5.117,74 25,33

Huyện Kỳ Sơn có diện tích tự nhiên là 20.204,36ha. Trong đó:

* Đất lâm nghiệp: 15.086,62ha, chiếm 74,67% tổng diện tích tự nhiên. - Đất có rừng: 7.027,97ha, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 2.705,4ha, chiếm 13,39 % . + Rừng trồng: 4.322,57ha, chiếm 21,39 % . - Đất chưa có rừng: 6.409,75ha, chiếm 31,72 % .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đất dự phòng: 1.648,9ha, chiếm 8,16 % . * Đất khác: 5.117,74ha, chiếm 25,33 % .

2.1.5.2. Thực vật rừng

Theo số liệu điều tra, trạng thái rừng tự nhiên trong huyện chủ yếu là rừng gỗ nghèo kiệt, các loại cây quý hiếm đã bị khai thác hết, còn lại chủ yếu các cây gỗ kém giá trị kinh tế như: Giẻ, Ngát, Chẹo, Kháo, Ràng ràng, Vàng anh, Chân chim... có trữ lượng 30-60m3/ha; tổng trữ lượng ước tính 34.372 m3. Đối với rừng nứa, chủ yếu là rừng nứa tép (D<5cm) có trữ lượng từ 3-6 nghìn cây/ha. Cấu trúc vốn có của rừng nguyên sinh bị phá vỡ, xuất hiện nhiều cây bụi, dây leo xâm lấn.

Rừng trồng sản xuất chủ yếu là rừng trồng thuần loài Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn Urophylla; do đất rừng còn tốt, độ ẩm cao, khí hậu phù hợp với sự phát triển của cây Keo và Bạch đàn. Vì vậy rừng trồng sinh trưởng và phát triển nhanh, sau 7-8 năm tuổi rừng có trữ lượng trung bình từ 80- 120m3/ha.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)