Hiệu quả về kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Trang 77 - 81)

II Sản phẩm ngoài gỗ

4.4.1.Hiệu quả về kinh tế

* Dự tốn chi phí cho 01ha rừng trồng của các mơ hình:

Việc xác định kinh phí đầu tư cho 01ha rừng trồng bao gồm các loại chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng từ năm thứ nhất cho đến hết chu kỳ kinh doanh (năm thứ bảy). Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

số 38/2005/QĐ-BNN ngày 6/7/2005 của Bộ NN&PTNT, căn cứ vào Quyết định số 149/1998-QĐ TTg ngày 21/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển Lâm nghiệp gỗ trụ mỏ đến năm 2010 từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ với lãi xuất 0,45%/tháng (5,4%/năm).

Đề tài tiến hành tính tổng chi phí gồm cả lãi vay ngân hàng cho 01ha rừng trồng cho cả 3 MH đến hết chu kỳ kinh doanh (7 năm) theo lãi xuất quy định trên, kết quả được thể hiện tại bảng 4.13:

Bảng 4.13: Chi phí trồng 01 ha rừng mơ hình cho cả chu kỳ kinh doanh

TT Mơ hình trồng thuần lồi Chi phí

trồng (đồng) Trả lãi ngân hàng (đồng) Tổng chi phí (đồng) 1 Keo lai 9.881.386 3.365.916 13.247.302

2 Keo tai tượng 11.615.151 3.978.711 15.593.862 3 Bạch đàn Urophylla 12.274.321 4.227.877 16.502.198

Qua bảng 4.13 cho thấy tổng dự tốn chi phí cho 01ha rừng trồng trong các MH đến hết chu kỳ kinh doanh như sau: MH Keo lai tổng dự tốn với chu kỳ 7 năm có chi phí ít nhất (13.247.302 đồng), tiếp đến là MH Keo tai tượng (15.593.862 đồng), chi phí lớn nhất là MH Bạch đàn Urophylla (16.502.198 đồng), (xem phần phụ lục 08).

* Dự toán thu nhập 01 ha rừng trồng trong các MH:

Căn cứ vào quyết định số 917QĐ/TCT – LN ngày 28/9/2006 của Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam về việc cấp phép khai thác rừng trồng kinh tế các đơn vị thuộc Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam. Căn cứ vào giá gỗ Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn Urophylla thực tế trên thị trường tại huyện Kỳ Sơn, để xây dựng tính thu nhập cho 01ha rừng trồng trong các MH thuần lồi điển hình, số liệu được tổng hợp ở bảng 4.14:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.14: Thu nhập từ khai thác cho 01ha rừng trồng mơ hình

TT Sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)

1 Mơ hình Keo lai 140,34

- Trữ lượng gỗ cây đứng m3 126,31

+ Củi (18%) m3 25,26

+ Gỗ thương phẩm (72%) m3 101,04 700.000 70.731.360

2 Mơ hình Keo tai tượng 159,11

- Trữ lượng gỗ cây đứng m3 143,20 + Củi (15%) m3 23,87 + Gỗ thương phẩm (75%) m3 119,33 750.000 89.499.375 3 Bạch đàn Urophylla 129,88 - Trữ lượng gỗ cây đứng m3 116,89 + Củi (10%) m3 12,99 + Gỗ thương phẩm (80%) m3 103,90 600.000 62.342.400 Từ kết quả dự toán tổng chi phí và thu nhập cho 01ha rừng trồng trong 3 MH ở khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.14. Đề tài tiến hành cân đối thu chi (với đơn vị tính là đồng) cho 01ha rừng trồng và được tổng hợp ở bảng 4.15:

Bảng 4.15: Bảng cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng trong các mơ hình

TT Mơ hình Tổng thu

nhập

Chi phí

Cân đối (+; -)

Tổng chi Khâu tạo

rừng

Khâu khai thác

1 Keo lai 70.731.360 31.048.364 13.247.302 17.801.062 39.682.996 2 Keo tai tượng 89.499.375 36.616.669 15.593.862 21.022.807 52.882.706 3 Bạch đàn 62.342.400 34.806.966 16.502.198 18.304.768 27.535.434

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết cấu bảng cân đối được diễn giải như sau: Tổng thu nhập được cộng từ tiền bán gỗ (khai thác không lấy củi), tổng chi phí bao gồm các chi phí khâu tạo rừng và chi phí khâu khai thác rừng, tiêu thụ tại bãi 1.

Chi phí tạo rừng gồm: Các chi phí từ cơng đoạn gieo ươm đến khi rừng trồng được khai thác và chi phí trả lãi vay ngân hàng.

Chi phí khâu khai thác, tiêu thụ bãi một gồm: Các chi phí thiết kế khai thác rừng, chặt hạ, vận xuất, xếp đống, bảo vệ gỗ, cộng các khâu trong chi phí này là 176.170đ/m3 (xem phần phụ lục 07).

Bằng phương pháp hạch toán trực tiếp hay còn gọi là phương pháp hạch tốn tĩnh, nếu cân đối bằng 0 thì cơng tác kinh doanh rừng trồng của các MH hòa vốn (tổng thu nhập bằng tổng chi phí), nếu lớn hơn 0 thì có lãi, cân đối nhỏ hơn 0 thì kinh doanh rừng trồng lỗ vốn. Kết quả tổng hợp ở biểu 4.15 cho thấy tất cả các MH kinh doanh đều có lãi, cụ thể MH Keo tai tượng lãi: 52.882.706 đồng/ha, MH Keo lai lãi: 39.682.996 đồng/ha và MH Bạch đàn Urophylla lãi: 27.535.434 đồng/ha (xem phần phụ lục 08).

Ngoài phương pháp hạch tốn trực tiếp nói trên, đề tài sử dụng phần mềm Exel để tính hiệu quả kinh doanh theo phương pháp động là phương pháp tính có quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian, xác định NPV, BCR.

Giá trị hiện tại thuần (hay giá trị hiện tại ròng) là hiệu số giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi giá trị hiện tại dịng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn. Khái niệm giá trị hiện tại thuần được sử dụng nhiều trong việc thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tư trong hoạch định ngân sách đầu tư, phân tích khả năng sinh lợi của dự án đầu tư (nếu lãi suất chiết khấu hợp lý, NPV càng lớn thì khả năng trả nợ của dự án càng cao).

Chỉ tiêu BCR được sử dụng để đánh giá dự án đầu tư. Dự án được chấp nhận khi BCR ≥ 1. Khi đó, tổng các khoản thu của dự án đủ để bù đắp các chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phí phải bỏ ra của dự án và dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại dự án có BCR < 1 dự án bị bác bỏ. BCR được sử dụng làm 1 tiêu chuẩn trong so sánh lựa chọn các dự án đầu tư. Dự án nào có BCR cao nhất là dự án có hiệu quả cao nhất.

Đề tài sử dụng hai chỉ tiêu NPV và BCR để tính tốn hiệu quả của các MH, kết quả được tổng hợp ở bảng 4.16:

Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng trong các mơ hình

TT MH trồng thuần loài NPV (đồng) BCR

1 Keo lai 24.440.750 2,00

2 Keo tai tượng 33.021.697 2,14

3 Bạch đàn Urophyla 15.247.779 1,55

Số liệu tính tốn ở bảng 4.16 cho thấy giá trị hiện tại thuần của các MH đều có NPV > 0. Giá trị hiện tại thuần NPV cao nhất là MH Keo tai tượng thuần lồi (33.021.697 đồng), sau đó đến MH Keo lai thuần loài (24.440.750 đồng), MH Bạch đàn Urophylla có NPV thấp nhất (15.247.779 đồng). Như vậy, cả 3 MH kinh doanh trên đều chấp nhận được và thực tế người trồng rừng đã có lãi tại thời điểm khai thác (xem phần phụ lục 08).

Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) cao nhất ở MH Keo tai tượng (2,14), tiếp theo là MH Keo lai (2,00) và cuối cùng là MH Bạch đàn Urophylla (1,55) (xem phụ lục 08). Từ kết quả phân tích này cho thấy MH Keo tai tượng thuần loài là MH đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến lần lượt là MH Keo lai và MH Bạch đàn Urophylla. Đây là cơ sở quan trọng khi đề xuất các giải pháp nhằm phát triển rừng trồng sản xuất.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Trang 77 - 81)