Xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình nuôi cấy các chủng vi khuẩn

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm probiotic nhằm bổ sung vào thức ăn cho tôm hùm nuôi lồng (Trang 64 - 65)

đã lựa chọn

3.1.4.1. Ảnh hƣởng của nguồn cacbon đến sinh trƣởng của các chủng probiotic nghiên cứu

Nguồn cacbon là một trong nhóm chất dinh dƣỡng cần thiết cho sự sinh trƣởng của vi sinh vật. Vì thế, đề tài nghiên cứu ảnh hƣởng của các nguồn cacbon: glucose, rỉ đƣờng, tinh bột bắp, tinh bột sắn đến sự sinh trƣởng của các chủng probiotic nghiên cứu.

Hình 3.13 Ảnh hƣởng của nguồn cacbon đến sinh trƣởng của các chủng nghiên cứu Nhận xét

Kết quả phân tích từ Hình 3.13 cho thấy sau 3 giờ nuôi trên các nguồn cacbon khác nhau (glucose, rỉ đƣờng, tinh bột bắp, tinh bột sắn) thì ảnh hƣởng khác nhau đến sự sinh trƣởng của các chủng probiotic nghiên cứu. Nguồn cacbon từ rỉ đƣờng cho kết

quả sinh trƣởng cao nhất đối với 3 chủng (B3.7.4, B3.10.1 và B3.10.2) và cao thứ 2 (sau glucose) đối với chủng B3.7.1. Khả năng sử dụng nguồn cacbon của các chủng vi sinh vật là không giống nhau. Trong nghiên cứu này, nguồn cacbon từ đƣờng (glucose và rỉ đƣờng) giúp các chủng probiotic nghiên cứu sinh trƣởng tốt hơn so với tinh bột bắp và sắn. Trong rỉ đƣờng ngoài thành phần saccarose còn có chứa các vitamin kích thích sinh trƣởng. Do vậy, nguồn rỉ đƣờng có thể thay thế thành phần glucose để làm môi trƣờng nuôi cấy các chủng probiotic này mà vẫn đảm bảo khả năng sinh trƣởng của chúng. Đây cũng là nguồn cacbon thƣờng đƣợc sử dụng trong lên men công nghiệp. Khi sử dụng rỉ đƣờng giúp hạ giá thành môi trƣờng nuôi cấy các chủng probiotic, từ đó hạ giá thành sản xuất. Sử dụng nguồn rỉ đƣờng cũng giúp giải quyết khâu tiêu thụ phế phẩm từ ngành sản xuất đƣờng.

Rỉ đường là nguồn cacbon thích hợp cho sự sinh trưởng của các chủng probiotic nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm probiotic nhằm bổ sung vào thức ăn cho tôm hùm nuôi lồng (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)