Tron gy học, chăn nuôi và bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm probiotic nhằm bổ sung vào thức ăn cho tôm hùm nuôi lồng (Trang 27 - 29)

a. Trong y học

Khi probiotic đƣợc đƣa vào đƣờng ruột, các vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm làm sạch đƣờng ruột, cân bằng hệ sinh thái của các vi sinh vật trong đƣờng ruột, ức chế các vi sinh vật gây bệnh, loại bỏ các quá trình lên men bất lợi do các vi sinh vật có hại này gây nên, làm cho các chức năng của đƣờng ruột đƣợc hoạt động tốt hơn. Chế phẩm probiotic còn liên quan đến việc làm sạch đƣờng ruột có tác dụng thúc đẩy quá trình lọc máu và lọc các chất độc cần bài tiết, tăng cƣờng hệ số tiêu hóa của thức ăn: tăng hệ số hấp thu và sử dụng các chất dinh dƣỡng trong thức ăn. Ngoài ra, chế phẩm probiotic làm bình thƣờng chức năng miễn dịch của cơ thể, làm lành mạnh và hoạt hóa khả năng tự nhiên của tế bào.

Tác dụng cuối liên quan đến dịch chiết từ chế phẩm probiotic có hoạt chất sinh học, nhƣ acid amin, các enzyme, các nucleotit, các acid nucleic, các vitamin, đặc biệt là biotin. Các hoạt chất này có liên quan đến khả năng đổi mới tế bào cơ thể, làm tăng kháng thể và khả năng miễn dịch… cũng có thể làm chậm quá trình lão hóa, làm tăng sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh.

b. Trong chăn nuôi

Probiotic giúp hệ vi sinh vật đƣờng ruột của vật nuôi phát triển bình thƣờng, tăng cƣờng khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dƣỡng từ các loại thức ăn. Đối với gia súc chế phẩm này giúp cho hệ vi sinh vật trong dạ cỏ phát triển và hoạt động tốt hơn. Hơn nữa, probiotic có tác dụng làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi cho vật nuôi, phòng chống các dịch bệnh

thƣờng gặp, nhất là bệnh ỉa phân trắng (Huang và cs, 2004). Một số nghiên cứu khác cho thấy, probiotic làm cho gia súc gia cầm cái mắn đẻ hơn, tăng chất lƣợng thịt, tăng năng suất chăn nuôi (Fuller, 1998). Cuối cùng, chế phẩm này làm ức chế và có thể tiêu diệt đƣợc các vi sinh vật có hại, làm giảm hoặc làm mất mùi hôi thối ô nhiễm chuồng trại chăn nuôi (Võ Thị Hạnh và cs, 2005).

Vì vậy, dùng chế phẩm probiotic hòa vào thức ăn hay nƣớc uống cho vật nuôi đều có tác dụng dƣơng tính. Dùng dạng dịch pha loãng phun trực tiếp lên cơ thể con vật nhƣ chó, lợn… sẽ mất mùi thối, phun trực tiếp vào bầu vú con cái thì khi cho con bú sẽ tránh bị nhiễm khuẩn có hại (Lƣơng Đức Phẩm, 1998).

c. Trong bảo vệ môi trƣờng

Các vi sinh vật của chế phẩm probiotic, đặc biệt là nhóm vi khuẩn lactic và nhóm vi khuẩn Bacillus có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây bệnh đƣờng ruột, nhƣ

Samonella, Vibrio, Shigella. Ngoài ra, axit lactic tạo thành có tác dụng làm sạch ruột, làm cơ chất dinh dƣỡng rất tốt cho động vật tiêu hóa. Các hoạt chất kháng sinh do các vi khuẩn này sinh ra đều có khả năng ức chế sinh trƣởng của các vi sinh vật gây hại.

Nhóm vi khuẩn Bacillus là các vi khuẩn sống hiếu khí tùy tiện và có khả năng sinh ra các enzyme thủy phân ngoại bào. Vì vậy, khi vào môi trƣờng nuôi thủy sản chúng có thể sinh sản rất mạnh, ngoài khả năng ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh phát triển, chúng còn phân hủy các chất hữu cơ do thức ăn thừa và phân của vật nuôi bài tiết… để làm giảm thiểu ô nhiễm (Lƣơng Đức Phẩm, 1998).

Trong quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ ta thấy xuất hiện khí H2S và các khí thối khác là dẫn xuất của khí này. Trong probiotic có vi khuẩn tía có khả năng sử dụng khí H2S làm thức ăn, mùi hôi thối giảm đi rõ rệt. Đồng thời các nấm men trong chế phẩm có khả năng lên men rƣợu từ đƣờng có trong môi trƣờng, tạo mùi thơm, cải thiện mùi cho môi trƣờng và nâng cao hệ số tiêu hóa của thức ăn cho vật nuôi.

Tác dụng của chế phẩm trong bảo vệ môi trƣờng đƣợc thể hiện rất đa dạng: - Khi phun chế phẩm vào những chỗ có mùi hôi thối nhƣ cống, rãnh, hố xí, đống rác thải, chuồng trại chăn nuôi, cũng nhƣ vật nuôi đều có tác dụng làm mất mùi hoặc giảm mùi rõ rệt, giảm số lƣợng ruồi nhặng và các loại côn trùng so với trƣớc khi sử dụng chế phẩm.

- Đối với các đống rác ngoài tác dụng làm giảm hoặc mất mùi hôi thối còn có hiện tƣợng thể tích giảm nhanh là do các vi sinh vật trong chế phẩm tiết ra hệ enzyme

thủy phân các chất hữu cơ. Đó là các nhóm enzyme amylase, protease, cellulase và đặc biệt là cellulase, hemicellulase làm tạo mùn nhanh chóng hơn.

- Phun chế phẩm vào kho bảo quản nông sản có tác dụng ngăn chặn đƣợc quá trình thối rữa.

- Cho vật nuôi uống chế phẩm đều tốt, giảm mùi hôi thối của phân.

- Với môi trƣờng nƣớc nuôi tôm, cá khi dùng chế phẩm nƣớc ao đầm có pH thay đổi từ từ hoặc thay đổi không quá đột ngột. Các chỉ số BOD, COD cũng vậy, hàm lƣợng NH3 và H2S thƣờng không quá giới hạn cho phép thì thời gian thay nƣớc sẽ kéo dài hơn. Điều quan trọng hơn cả là vật nuôi khỏe hơn, tăng trọng nhanh hơn và chi phí thức ăn cho một đơn vị tăng trọng giảm (Lƣơng Đức Phẩm, 1998).

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm probiotic nhằm bổ sung vào thức ăn cho tôm hùm nuôi lồng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)