Xác định hoạt tính kháng khuẩn

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm probiotic nhằm bổ sung vào thức ăn cho tôm hùm nuôi lồng (Trang 53 - 56)

Để sử dụng một chủng vi sinh vật trong sản xuất chế phẩm probiotic thì ngoài hoạt tính sinh protease thì hoạt tính kháng khuẩn gây bệnh cũng là một đặc tính cần quan tâm. Do vậy đề tài tiến hành đánh giá hoạt tính kháng khuẩn gây bệnh của các chủng nghiên cứu thông qua việc nuôi cấy và đánh giá đƣờng kính vòng kháng khuẩn. Kết quả thể hiện ở Bảng 3.2, 3.3, 3.4 và Hình 3.2, 3.3, 3.4.

Bảng 3.2 Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng probiotic nghiên cứu đối với chủng V1.1 STT Kí hiệu chủng Đƣờng kính vòng kháng khuẩn (D-d,mm) 1 B3.7.4 10 2 B3.7.1 10 3 B3.10.1 8 4 B3.10.2 9

Bảng 3.3 Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng probiotic nghiên cứu đối với chủng V3.3

Hình 3.2 Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng probiotic nghiên cứu với chủng V1.1

STT Kí hiệu chủng Đƣờng kính vòng kháng khuẩn (D-d,mm)

1 B3.7.4 15

2 B3.7.1 7

3 B3.10.1 10

Hình 3.3 Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng probiotic nghiên cứu với chủng V3.3

Bảng 3.4 Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng probiotic nghiên cứu đối với chủng DYO5

Nhận xét

Từ kết quả phân tích ở Bảng 3.2, 3.3 và 3.4 cho thấy các chủng probiotic nghiên cứu đều có hoạt tính kháng khuẩn với chủng chủng V1.1, V3.3 và DY05 theo phƣơng pháp khuếch tán đĩa thạch sau khi nuôi trên môi trƣờng TSB . Trong đó chủng probiotic B3.7.4 có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất với cả hai chủng V1.1 và V3.3 còn chủng B3.10.2 có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất với chủng DY05.

Vibrio owensii là loài vi khuẩn mới đƣợc công bố gần đây (Cano-Gómez et al.,

2010) và chủng V. owensii DY05 đã đƣợc chỉ ra là tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên ấu trùng tôm hùm bông ở Australia (Goulden et al., 2012a). Trong một nghiên cứu mới đây, Goulden và cộng sự (2012b) đã tuyển chọn đƣợc các chủng probiotic (Vibrio

sp. PP05 và Pseudoalteromonas sp. PP107) có hoạt tính kháng khuẩn mạnh với chủng DY05 và cho thấy chúng có khả năng bảo vệ ấu trùng tôm hùm bông sau khi lây nhiễm với DY05. Trong nghiên cứu này, các chủng probiotic, nhất là chủng B3.10.2, cũng có khả năng kháng mạnh với DY05 trong điều kiện in vitro. Do vậy, cần tiếp tục có những thử nghiệm in vivo để đánh giá hiệu quả của các chủng probiotic tiềm năng này trên tôm hùm bông.

Các chủng probiotic nghiên cứu đều có hoạt tính kháng khuẩn với các chủng vi sinh vật chỉ thị Vibrio spp. (V1.1, V3.3) và Vibrio owensii DY05.

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm probiotic nhằm bổ sung vào thức ăn cho tôm hùm nuôi lồng (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)