Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm probiotic nhằm bổ sung vào thức ăn cho tôm hùm nuôi lồng (Trang 38 - 40)

Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu về sản xuất các chế phẩm sinh học để cải thiện môi trƣờng nuôi tôm hoặc tác dụng của probiotic trong việc nuôi tôm nhƣng còn tƣơng đối ít. Trong những năm gần đây Bộ Thủy sản đã cho phép lƣu hành sử dụng nhiều chế phẩm vi sinh, nhiều nơi đã làm quen với với việc sử dụng các chế phẩm vi sinh này và cho kết quả khá tốt.

Các nghiên cứu sản xuất thành công chế phẩm probiotic nhƣ: Nghiên cứu tạo chế phẩm Bioche và đánh giá tác dụng của chế phẩm đến môi trƣờng nƣớc nuôi tôm cá, cũng nhƣ nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng Bacillus spp. và

Lactobacillus spp. có khả năng ứng dụng để xử lý môi trƣờng nuôi tôm cá của Nguyễn

Liêu Ba (2003).

Nghiên cứu sản xuất thành công chế phẩm BIOII dùng trong nuôi trồng thủy sản của Võ Thị Hạnh và cộng sự (2003). Chế phẩm BIO II có tác dụng: phân hủy những thức ăn thừa và các khí thải ở đáy ao, ổn định pH và màu nƣớc ao, kìm hãm sự tăng trƣởng của các vi sinh vật gây bệnh cho tôm, cá nhƣ các vi khuẩn Vibrio spp.,

Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic từ Lactobacillus fermentumha 6 bằng phƣơng pháp sấy phun của Lƣơng Hùng Tiến và cộng sự (2010).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy (2009), ở Viện nuôi trồng thủy sản 3, Nha Trang, đã chỉ ra hiệu quả của probiotic trong nuôi tôm hùm gai tại Cam Ranh, Khánh Hòa. Lợi ích của probiotic đƣợc thêm vào thức ăn chăn nuôi đƣợc đƣợc đánh giá. Các phƣơng pháp điều trị bao gồm bổ sung Sanolife probiotic ở 4g/kg thức ăn hoặc 8 g/kg thức ăn. Thức ăn, đã đƣợc pha trộn với các chế phẩm sinh học một giờ trƣớc khi ăn để đảm bảo đƣợc bao bọc probiotic trên thức ăn. Con vật đƣợc cho ăn một lần mỗi ngày vào buổi sáng. Mỗi lần điều trị bao gồm 2 lồng (1,8 × 1,9 × 1,2 m), mỗi lồng thả 4 con tôm hùm (Panulirus ornatus - trọng lƣợng trung bình 867 g), đã đƣợc ngập nƣớc ở độ sâu 5 m. Lồng đƣợc đặt tại Cam Ranh (Khánh Hòa, Việt Nam). Mẫu máu đƣợc lấy trƣớc khi thả giống và sau đó tại một khoảng 30 ngày để xác định các tác nhân gây bệnh khác nhau. Tốc độ tăng trƣởng và lƣợng thức ăn của tôm đƣợc theo dõi trong thời gian thử nghiệm kéo dài 6 tháng.

Nói tóm lại, tuy đã có những nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhƣng còn rất hạn chế và nhất là vấn đề nghiên cứu sản xuất probiotic trong nuôi tôm hùm lồng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam.

CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm probiotic nhằm bổ sung vào thức ăn cho tôm hùm nuôi lồng (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)