Bảng 3.1 Hoạt tính sinh protease ngoại bào
STT Kí hiệu chủng Đƣờng kính vòng phân giải casein (D-d,mm)
1 B3.10.1 16
2 B3.10.2 16
3 B3.7.1 -
4 B3.7.4 21
5 L5’ 18
Hoạt tính sinh protease ngoại bào cũng là một trong những tiêu chí để lựa chọn chủng probiotic do vậy cần xác định hoạt tính sinh protease ngoài bào của bốn chủng (B3.10.1, B3.10.2, B3.7.4 và B3.7.1) với cơ chất là casein thông qua nuôi cấy và đánh giá đƣờng kính vòng phân giải casein.
Nhận xét
Từ kết quả đánh giá ở Bảng 3.1 cho thấy có 3/4 chủng probiotic nghiên cứu
Bacillus spp. (B3.7.4, B3.10.1, B3.10.2) có khả năng sinh protease ngoại bào. Trong đó chủng B3.7.4 có hoạt tính sinh protease mạnh nhất thể hiện qua đƣờng kính vòng thủy phân protein > 20mm và mạnh hơn so với chủng Bacillus sp. L5’ là chủng chuẩn có khả năng sinh protease mạnh đã đƣợc nghiên cứu tại Viện C ông nghệ sinh học và Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Nha Trang . Thành phần môi trƣờng là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh tổng hơp enzyme, vì thế trong trƣờng hợp này chủng B3.7.1 không sinh protease có thể do trong môi trƣờng còn thiếu các nguyên tố khoáng.
Kết quả nghiên cứu này tƣơng tự với một nghiên cứu gần đây của Liu và cộng sự (2009) về chủng vi khuẩn Bacillus subtilis E20 cho thấy chủng này khả năng sinh protease mạnh. Sau đó các tác giả này đã thử nghiệm bổ sung chủng này vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và nhận thấy tôm có bổ sung chế phẩm probiotic tăng trƣởng nhanh hơn (Liu và cộng sự, 2009). Kết quả này đƣợc lý giải là do khả năng tiêu hóa protein của hệ enzyme tiêu hóa của tôm đƣợc hỗ trợ bởi hoạt động sinh protease của chủng probiotic nên khả năng tiêu hóa của tôm đƣợc bổ sung chế phẩm probiotic cao hơn so với tôm không đƣợc bổ sung.
Chủng B3.7.4 có hoạt tính sinh protease mạnh nhất trong ba chủng probiotic nghiên cứu có hoạt tính sinh protease ngoại bào.