Nguyên tắc đối xử quốc gia National Treatment NT

Một phần của tài liệu Bai giang Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế (Trang 47 - 49)

III. Các nguyên tắc áp dụng trong chính sách thơng mại quốc tế

2.Nguyên tắc đối xử quốc gia National Treatment NT

Tên gọi khác: Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia; Nguyên tắc Ngang bằng dân tộc. 2.1. Nội dung:

Các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thơng mại cam kết dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty nớc kia những u đãi trên thị trờng nội địa giống nh những u đãi dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty nớc mình.

Với việc áp dung Nguyên tắc này thì sẽ không có sự phân biệt đối với hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa sản xuất trong nớc. VN - đối với ô tô đang có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nớc và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nhập khẩu (trớc đây VN phân biệt thuế xuất đánh vào hai loại ô tô này - ô tô nhập khẩu phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều so với ô tô sản xuất trong nớc nh vậy có nghĩa là VN bảo hộ cho ô tô sản xuất trong nớc – vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia, chính vì thế khi VN tham gia vào WTO thì các nớc đều yêu cầu VN phải xóa bỏ sự phân biệt đối xử này).

2.2. Cách tiếp cận nguyên tắc của WTO:

Khi sản phẩm của nớc thành viên xuất khẩu sang một nớc thành viên khác thì những đãi ngộ của nớc nhập khẩu về mua bán, vận tải, phân phối và sử dụng không kém hơn những đãi ngộ dành cho những sản phẩm cùng loại sản xuất trong nớc đó.

Ví dụ: ở Việt Nam đã có sự vi phạm trong nguyên tắc đối xử đối với sản phẩm bia, ở Việt Nam có bia hơi và bia tơi cả hai loại bia này đều chịu loại thuế tiêu thụ đặc biệt (bia hơi có nguồn gốc trong nớc; còn bia tơi có nguồn gốc nhập khẩu), VN đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối

với sản phẩm bia hơi có mức áp thuế là 30%, còn bia tơi có mức áp thuế là 75% - rất chênh lệch do vậy tất cả các nớc đối tác đều yêu cầu VN phải thống nhất hai mức thuế – thuế đánh vào bia hơi thế nào thì cũng phải đánh vào bia tơi nh vậy. Do đó từ năm 2006, thuế đối với bia hơi tăng lên và đối với bia tơi thì giảm xuống.

2.3. Phạm vi áp dụng.

(i) Các loại thuế, phí nội địa. Trong Nguyên tắc Tối huệ quốc thì phạm vi đầu tiên là Thuế quan – thuế nhập khẩu hàng hóa; thì trong Nguyên tắc Đối xử quốc gia thì khi hàng hóa nớc ngoài vào thị trờng trong nớc rồi thì những thuế trong nớc nh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hoặc các loại phí khác có cao hơn so với thuế và phí mà ta dành cho hàng nhập khẩu hay không.

(ii) Các quy định nội địa có ảnh hởng đến việc kinh doanh hàng nhập khẩu (kinh doanh, mua sắm, vận chuyển, phân phối và sử dụng).

Phạm vi áp dụng của nguyên tắc này không chỉ trong thơng mại hàng hóa mà còn đối với các lĩnh vực khác nh:

Các lĩnh vực áp dụng: (i) Thơng mại hàng hoá. (ii) Thơng mại dịch vụ. (iii) Đầu t.

(iv) Quyền sở hữu trí tuệ.

Lu ý: MFN và NT mặc dù phạm vi đợc áp dụng trong cả 4 lĩnh vực nhng mức độ áp dụng có khác nhau. MFN và NT đợc áp dụng trong thơng mại hàng hóa vẫn là phổ biến nhất, rộng rãi nhất, trong thơng mại dịch vụ có những hạn chế hơn tùy theo các cam kết của các nớc, khi VN gia nhập WTO thì các nớc sẽ có các cam kết cụ thể với VN.

2.4. Tác dụng của nguyên tắc đối xử quốc gia.

Tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá, dịch vụ đầu t trong nớc và ngoài nớc. (Không phân biệt giữa ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất trong nớc; không chỉ riêng trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ mà còn trong lĩnh vực đầu t – nếu một nớc nh VN trớc kia chi phí quảng cáo đối với các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài phải cao hơn chi phí quảng cáo cho các doanh nghiệp có vốn đầu t trong nớc; hoặc giá bán điện cho các doanh nghiệp nớc ngoài cao hơn cho các doanh nghiệp trong nớc v.v... - Đó là sự vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia).

2.5. Ngoại lệ.

(i) Mua sắm Chính phủ: là những khoản mua sắm công, Chính phủ sử dụng tiền của ngân sách nhà nớc để mua sắm các máy móc thiết bị văn phòng, xây dựng công trình trụ sở mới – Các hợp đồng mua sắm của Chính phủ thờng có giá trị lớn, các doanh nghiệp thực hiện những hợp đồng này thu đợc lợi nhuận rất cao, do những đặc thù riêng của Mua sắm chính phủ nh vậy nên WTO dành hẳn một Hiệp định riêng quy định về mua sắm của chính phủ, khác với những hiệp định về thơng mại hàng hóa, hiệp định thơng mại dịch vụ (GATT; GATS) Hiệp định mua sắm chính phủ chỉ có nớc nào tham gia ký kết vào hiệp định đó thì mới có nghĩa vụ phải thực hiện (chỉ một số nớc tham gia), hầu hết các nớc đang phát triển không tham gia vào hiệp định này lý do bởi vì ngân sách của những nớc đang phát triển rất eo hẹp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp rất thấp, nếu thực hiện Nguyên tắc đối xử quốc gia thì các doanh nghiệp trong nớc không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nớc ngoài có tiềm lực, năng lực cạnh tranh lớn hơn nhiều.

(ii) Lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng. Nếu các nhà đầu t nớc ngoài muốn đầu t vào các khu vực nào mang tính nhạy cảm về an ninh quốc phòng thì không thể cho họ đầu t đợc.

(iii) Lĩnh vực liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân. Nh các quyền về bầu cử, ứng cử v.v...

(iv) Thanh toán các khoản trợ cấp chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất kinh doanh trong n- ớc xuất phát từ nguồn thu thuế nội địa của Chính phủ. VD: Chính phủ VN có chính sách hoàn thuế VAT đầu vào cho một số kinh nghiệp trong nớc, hoặc chính sách trợ cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu t trong nớc (không trợ cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài).

2.6. So sánh MFN và NT.

− Sự giống nhau: xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo môi trờng cạnh tranh bình đẳng.

− Sự khác nhau: là đối tợng mà hai nguyên tắc này hớng tới.

• MFN: hớng tới các đối tợng nằm ngoài biên giới quốc gia của nớc cho hởng.

• NT: dành cho những đối tợng đã vào thị trờng nội địa của nớc cho hởng.

Trong WTO: Hai nguyên tắc này kết hợp với nhau và đợc gọi chung là Nguyên tắc không phân biệt đối xử – Non – Discrimination (MFN + NT).

Một phần của tài liệu Bai giang Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế (Trang 47 - 49)